Cả đời tôi đã suy tư về cuộc lên trời của Đức Mẹ, vào Thiên Đàng mà không qua cái chết thể lý. Tôi tưởng tượng Đức Mẹ bay lên trời, có các thiên thần bay theo.
Nhưng rồi tôi bắt đầu đọc những suy tư của các vị thánh yêu mến Đức Mẹ, như Thánh Alphong Liguori, liên quan sự chết mà Đức Mẹ phải có dựa trên những gì chúng ta biết về phương diện thần học đối với cuộc sống và sự hoàn hảo của Đức Mẹ về nhân đức.
Thánh Anphong tin rằng, vì Chúa Giêsu đã chọn một cái chết ghê rợn của con người, Đức Mẹ cũng đi theo bước chân của Con Yêu để chọn cái chết thể lý cho chính mình. Tuy nhiên, nhiều vị thánh cũng tin rằng Đức Mẹ đã chết một cách thánh thiện và cao siêu đến nỗi không có đau đớn, chỉ có sự đồng hành của các tông đồ cầu nguyện bên giường và sự hiện diện của Con Yêu trao Mình Máu Thánh cho Đức Mẹ làm Của Ăn Đàng (Viaticum).
Điều đó khiến tôi suy ngẫm về một cái chết thần thánh đối với chúng ta, nếu chúng ta góp nhặt sự hiểu biết sâu sắc từ cách sống và cách chết của Đức Mẹ. Sau đó, cái chết sẽ không còn là thứ chúng ta lo sợ hoặc kinh hãi, mà là thứ chúng ta chào đón với sự giao nộp và niềm vui.
SỐNG ĐỜI SỐNG THÁNH
Mặc dù không ai khác ngoài Đức Mẹ được thụ thai mà không vương tội, loài người vẫn có thể phấn đấu cho sự thánh thiện theo hoàn cảnh sống của mình. Là phụ nữ có chồng, có ba con gái và một cậu con trai nhỏ, sự thánh thiện trông rất bừa bộn đối với tôi. Dù sao thì đó cũng không phải là tầm nhìn cao cả của tôi khi còn nhỏ.
Sự thánh thiện là cuộc chiến đối với hầu hết chúng ta, có cả tôi nữa. Chúng ta phải chiến đấu với chính mình và xu hướng tội lỗi, không ngừng tìm kiếm nội tâm chân thành để sửa đổi những tội lỗi thường vướng víu vào sự bận rộn của chúng ta. Tình mẫu tử, đối với tôi, là một trong những cuộc chiến như vậy. Về nội tâm, tôi luôn đánh giá xem mình cần phải làm gì khác, cách phản ứng với các cô con gái của mình trong tình huống cụ thể, hoặc cách thức và thời điểm chấn chỉnh và kỷ luật chúng.
Chiến đấu vì sự thánh thiện của bạn sẽ khác với tôi, nhưng dù sao đó cũng là cuộc chiến. Hãy hướng về Đức Mẹ cầu xin sức mạnh, sự trong sáng và bình an.
XÂY DỰNG KHO TÀNG TRÊN TRỜI
Là một giáo dân, tách ra khỏi những thứ sở hữu trần tục rất khó đối với tôi: chúng ta có nên bỏ ti-vi, máy tính, hoặc làm cho chúng thành các công cụ chung mà tất cả chúng ta chia sẻ? Trong tôi có phần khao khát cuộc sống tu trì, ở đâu đó trong một hang động xa xôi hẻo lánh, nơi chúng ta có thể sống đơn giản và không có sự hỗn độn về kỹ thuật số, cảm xúc và vật chất, những thứ có xu hướng chiếm lĩnh cuộc sống của chúng ta.
Dĩ nhiên đó là phi thực tế. Tuy nhiên, tách ra là một khía cạnh thực sự của sự cao thượng có thể đạt được. Đối với gia đình chúng tôi, điều đó liên quan việc sống trong tiềm năng của chúng tôi và không vượt ra ngoài. Đó là nói về việc dâng các hoa trái đầu tiên của chúng tôi cho Chúa, nghĩa là chúng tôi không thường xuyên đi ăn ngoài hoặc đi xem phim. Điều đó có nghĩa là giúp đỡ những người gặp khó khăn, chẳng hạn như người hàng xóm lớn tuổi của chúng tôi bị ung thư hoặc góa phụ bên kia đường. Điều đó liên quan việc thanh lọc theo mùa đối với những gì chúng ta sở hữu để trao tặng những món đồ cho người khác, rồi mình sống giản tiện hơn.
Nhưng để được vĩnh viễn, việc tách ra phải là sự thay đổi trong tâm hồn. Đó là nơi thực sự có thử thách. Gương Đức Mẹ về sự tách rời hoàn hảo khỏi thế gian nhắc chúng ta nhớ rằng đó là cách chúng ta lướt qua cái chết mà không sợ hãi hoặc dè dặt bằng cách giữ con mắt tâm hồn của chúng ta cố định hướng về Thiên Đàng.
CỐ GẮNG ĐẠT AN BÌNH TRONG MỌI SỰ
An bình không nhất thiết có nghĩa là không có xung khắc. Hãy để đối mặt với điều đó: Chúng ta không sống trong một xã hội an bình. Mọi người dường như bồn chồn. Đức Mẹ “ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng,” (Lc 2:51) nghĩa là sự an bình nội tâm của Đức Mẹ không bao giờ bị xáo trộn.
Đối với chúng tôi, phấn đấu vì hòa bình bao gồm việc tha thứ cho những người đã làm tổn thương chúng tôi, đôi khi nghiêm trọng. Tôi đã nghe những câu chuyện khủng khiếp gần đây về những nạn nhân bị lạm dụng và bỏ mặc, sự phản bội nghiêm trọng trong hôn nhân, những vết thương sâu thẳm từ nỗi đau chưa được giải quyết liên quan cái chết bất ngờ. Tha thứ không chỉ là “buông bỏ” mà còn là khao khát được chữa lành.
An bình cũng là kết quả của cách chúng ta sống. Nếu chúng ta chú ý đến các tác động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta và đáp lại bằng lời xin vâng hào phóng, chúng ta sẽ khám phá ra sự an bình của người vượt qua mọi sự hiểu biết trong chúng ta.
TÍN THÁC VÀO LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT VÔ TẬN CỦA THIÊN CHÚA
Khi đến gần cái chết, Đức Mẹ vui mừng trong khoảng gần tới Thiên Đàng. Không tin vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa, chúng ta sẽ ở đâu khi chúng ta cũng nghĩ về cái chết của mình? Tính tự phụ dẫn đến việc sống liều lĩnh, nhưng thất vọng dẫn đến tuyệt vọng. Chúng ta phải nhớ lại tội mình trong sự nhân từ vô biên của Thiên Chúa và thực tế là Ngài không muốn bất kỳ linh hồn nào, mà Ngài đã tạo nên, bị mất sự sống đời đời.
Đó là lý do mà tất cả những điều này – sự thánh thiện, sự tách rời, sự an bình và ôm lấy lòng thương xót của Thiên Chúa – là nền tảng của cái chết mà chúng ta không sợ hãi. Khi chúng ta cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi với mầu nhiệm thứ tư của Mùa Mừng, hãy nhớ đến món quà mà chúng ta đang cầu xin Đức Mẹ khi chúng ta suy niệm về sự kiện lên trời của Đức Mẹ: cái chết lành thánh.
JEANNIE EWING
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Thánh Mẫu Mông Triệu – 2020
✽ Đức Mẹ Mông Triệu – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/08/uc-me-mong-trieu.html
✽ Thánh Mẫu Mông Triệu – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/08/thanh-mau-mong-trieu.html
✽ Nhiệm Tử – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/08/nhiem-tu.html
✽ Đức Mẹ Về Trời – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/08/uc-me-ve-troi.html
✽ Phúc Cho Tâm Hồn Trong Sạch
✽ Tâm Sự Mừng – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/08/tam-su-mung.html
✽ Đức Mẹ Tiêu Diệt Tà Thuyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment