✽ Lý Do Khó Là Người Công Giáo
✽ Tôi Gia Nhập Công Giáo – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/07/toi-gia-nhap-cong-giao.html
✽ Người Công Giáo có Công Giáo? – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/12/nguoi-cong-giao.html
Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019
TÔI VẪN LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO
Tôi đã được ơn Chúa đổ vào linh hồn tôi từ
nhỏ, khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Tôi được dạy phải đi lễ các Chúa
Nhật và các Ngày Thánh, lãnh nhận các bí tích, học giáo lý và sinh hoạt giới
trẻ. Mặc dù vậy, tôi vẫn muốn học hỏi về đức tin như thể tôi chưa có đức
tin, nhưng cha mẹ tôi làm những gì có thể để giữ linh hồn tôi ở trong tình
trạng ân sủng, là người Công giáo tốt như cha mẹ vậy.
KẾT HÔN VỚI NGƯỜI TIN LÀNH
Đã từ lâu tôi thực sự không biết điều đó có ý
nghĩa gì. Ngay cả khi đã kết hôn, tôi vẫn không biết phân chia hai truyền
thống như thế nào. Chồng tôi cũng là Kitô hữu thành kính, nhưng anh chưa bao
giờ coi nhà thờ như nơi cần đến. Thế nên mặc dù thi thoảng anh cùng tham dự
Thánh Lễ với tôi, nhưng tôi vẫn không thể cùng anh đến nhà thờ Tin Lành cho tới
lúc chúng tôi kết hôn. Khi tôi mang thai đứa con thứ ba, chồng tôi mới cảm thấy
cần nhà thờ, tham dự các giờ thờ phượng Chúa.
HAI TRUYỀN THỐNG KITÔ GIÁO
Đã nhiều năm qua, chúng tôi cùng tham dự Thánh
Lễ lúc 9 giờ sáng tại giáo xứ của tôi, rồi cùng tham dự giờ thờ phượng tại nhà
thờ Tin Lành – nơi anh sinh hoạt.
Cứ Chúa Nhật này tiếp nối Chúa Nhật khác, tôi
nghe giảng về sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, và về
sự dữ trên thời gian. Phần đầu Thánh Lễ là Phụng Vụ Lời Chúa với các bài đọc
trích từ Kinh Thánh và bài giảng, phần tiếp theo là Phụng Vụ Thánh Thể, thờ lạy
và lãnh nhận Thánh Thể.
Trong giờ thờ phượng ở nhà thờ Tin Lành, tôi
nghe nhắc nhở chỉ tin vào Đức Kitô có quyền tha tội mà thôi, và đề nghị can đảm
làm môn đệ của Đức Kitô chứ không nên giống những người theo Ngài, đồng thời
phải tiếp tục phát triển về tâm linh. Phần đầu là thờ phượng Đức Kitô bằng cách
hát thánh ca, sau đó là nghe giải thích về đoạn Kinh Thánh đã được học.
Tôi nghĩ tốt về những người ở giáo xứ của tôi,
họ trung thành, được giáo dục, và quan tâm các bạn Công giáo, đồng thời tôi
cũng tham dự các hội đoàn trong giáo xứ. Tôi cũng nghĩ tốt về những người bạn
thuộc nhà thờ Tin Lành của chồng tôi, vì họ cũng thân thiện và dễ mến. Là một
gia đình, chúng tôi cùng tham gia các nhóm học Kinh Thánh ở đó. Tôi ít có kinh
nghiệm sống đời sống Kitô hữu trong hai truyền thống suốt gần 6 năm qua.
KHÁC NHAU ĐIỀU GÌ?
Chúng tôi cử hành bí tích Hôn Phối tại nhà thờ
giáo xứ của tôi, các con tôi được rửa tội theo nghi thức Công giáo. Tôi suy
nghĩ về điều phân chia tôi và chồng tôi, vì rửa tội cho trẻ em là một trong các
vấn đề. Tôi biết chữ “cải cách” và tên “Martin Luther,” thế nên tôi bắt đầu từ
đó, (vì tôi chưa bao giờ nghe nói tới John Calvin hoặc Ulrich Zwingli). Tôi
dùng internet để tìm hiểu trước khi tìm sách để đọc. Tôi xem cách giải thích
của Tin Lành về lý do Công giáo dạy điều gì đó sai, còn lời dạy của Tin Lành
dựa vào Kinh Thánh. Tôi cũng đọc các phần tương tự với lời giải thích của
Công giáo. Tôi thấy rằng các truyền thống khác nhau về bản chất của ân sủng đối
với linh hồn, bản chất của việc rước lễ, bản chất của bí tích Thánh Tẩy, bản
chất của Giáo Hội, và nguyên tắc Kinh Thánh,... Tôi đã đọc rất nhiều bài và
nhiều nguồn từ hai phía.
HỌC CÁCH HỌC HỎI
Tôi còn phải học hỏi nhiều. Tôi thấy rằng nếu
không so sánh, cách chính xác nhất để biết về truyền thống riêng là đọc nhiều
tài liệu về điều đó, từ những người coi đó là thật. Tôi thấy rằng cách chính xác
để biết về một truyền thống là lắng nghe đối phương, dù không xứng đáng, không tin
tưởng hoặc không cảm thông, và dù không hề thích họ. Người ta không thể dạy (hoặc
thuyết phục) chính xác về luận điểm mà họ không coi là thật, mặc dù họ giữ theo
truyền thống. Đối phương sẽ luôn thiếu sót, và thường là rất thiếu sót.
TẠI SAO LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO?
Suốt 10 năm qua, nếu bạn hỏi tôi tại sao tôi
vẫn là người Công giáo thì câu trả lời cũng thay đổi khi tôi đã tiến bộ. Câu
trả lời đầu tiên của tôi là “Bởi vì tôi được nuôi dạy là người Công giáo” với
tình cảm mà các điều tin là thật và không là vấn đề bao nhiêu. Khoảng giữa
trong 10 năm qua, có điều gì đó như “Tôi cảm thấy Chúa Giêsu hiện diện trong
Thánh Lễ” mà không thể giải thích được Ngài thực sự hiện hữu thật trong Thánh
Thể. Trong vài năm qua, tôi đã trả lời về lý do tôi vẫn là người Công giáo với
các vấn đề này: Giáo quyền, được cứu độ nhờ ân sủng, được công chính hóa nhờ
đức tin và việc làm, sự tái sinh, sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong bí
tích Thánh Thể, cách hiểu về Đức Mẹ, cầu nguyện với các thánh, giáo huấn về
Luyện Hình,… Và tôi rất muốn thảo luận về các vấn đề này.
TẠI SAO VẪN LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO?
Ngày nay, câu trả lời chân thật nhất của tôi
về lý do tôi vẫn là người Công giáo đã trở thành thế này: “Bởi vì tôi được
nuôi dạy là người Công giáo.” Tôi được nuôi dạy là người Công giáo nghĩa là
tôi lãnh nhận ân sủng của Thiên Chúa trước khi tôi muốn từ chối. Tôi được nuôi
dạy là người Công giáo nghĩa là tôi được dạy các thói quen tốt có thể giữ linh
hồn tôi lành mạnh ngay cả khi tôi không hiểu. Rất giống như trẻ em giữ vệ sinh
tốt sẽ giữ cho thân thể khỏe mạnh, mặc dù chúng chẳng hiểu gì.
Cuối cùng và có lẽ thuyết phục nhất: Tôi được
nuôi dạy là người Công giáo nghĩa là khi tôi học hỏi về các truyền thống Kitô
giáo, và học hỏi về sự trọn vẹn trong giáo huấn của Đức Kitô, tôi tự do khám
phá đạo Công giáo một cách công khai và đầy đủ. Tôi rất biết ơn vì tôi không bị
ngăn trở bởi việc được dạy rằng “Đức Kitô là con đường, là sự thật và là sự
sống” trong khi người ta nói rằng “Công giáo sai lầm.” Nếu tôi đúng, tự nhiên tôi
tránh học hỏi điều đó với ý định để xem điều đó có thật hay không.
Tôi đã có cơ hội khám phá những điều Công
giáo thực sự dạy, từ nhiều nguồn khác nhau, cả Công giáo thời nay và thời các
Giáo Phụ. Khi một nguồn Tin Lành thử thách tôi về sự thật của giáo huấn Công
giáo, tôi không đơn thuần chấp nhận luận điểm chi tiết của Tin Lành. Tôi tìm kiếm
vài nguồn Công giáo, rồi tưởng tượng cách người Công giáo phải nói với họ. Đó
là lúc mà một số người quan tâm. Tuy nhiên, tôi cũng cảm ơn rằng tôi không dựa
vào những gì không thuộc về Công giáo, những người rời khỏi Công giáo hoặc
những người Công giáo kém hiểu biết về Công giáo, bởi vì tôi chưa bao giờ phát
hiện điều gì sai trong các giáo huấn thật của Giáo Hội Công giáo.
ADRIENNE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicSistas.com)
Ngày cuối tháng Tám – 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment