Suốt hơn một năm trời, từ năm 1932 đến 1933,
tin đồn Đức Mẹ hiện ra ở Beauring đã vọng đi thật xa, khiến dư luận khắp nơi đều
chú ý đến. Người ta từ khắp vùng tuốn đến như nước chảy. Kẻ đến để cầu xin
ơn thiêng, người đến cho thỏa tính tò mò muốn biết sự lạ, hoặc đến để lấy tin tức. Vì
thế tuy là một làng nhỏ ở biên thùy nước Pháp và nước Bỉ không ai là không biết
đến, Beauring bỗng trở nên một nơi thăm viếng cho khách thập phương.
Làng Beauring nhỏ bé với số dân chừng 2000 người. Phong cảnh cũng không có gì lịch lãm. Nhà cửa thưa thớt, ít huyên náo.
Gần chiếc cầu xây cho xe lửa qua lại, có một
viện tu dành cho các bà phước dạy trẻ. Chính nơi đây Đức Mẹ đã hiện ra với
5 trẻ em từ ngày 29-11-1932, đến mùng 3- 1-1933. Em Fernande và em Gilberte
Voisin là con gái ông Dèrimbre là học sinh bán trú của trường Dòng. Em được
đưa đến trường từ sáng sớm, sau buổi học hành em ở lại giúp các Dì và đến chiều
thì có người đến đón về. Lần ấy vào ngày 29-11-1932, Voisin cùng với bốn bạn
khác là Albert, Fernande Voisin, Gilberte Degeimber, Andrée Degeimbre, các em
đang kéo chuông nhà thờ báo hiệu đọc kinh Truyền Tin bỗng thấy một luồng sáng rực
rỡ và tượng Đức Mẹ trong hang Lộ Đức cử động. Các em đều xem thấy và thuật
lại cho Dì Phước ra mở cổng, khiến bà ngạc nhiên hết sức.
Hôm sau, ngày 30-11-1932, các em cũng thấy hiện
tượng ấy, nhưng lần này bức tượng nhẹ nhàng bay lên không trung và đi về phía cầu
xe lửa. Được tin này, bà Phước lại cấm các em không được nói nhảm, và phao
tin bịa đặt ấy nữa.
Ngày 1-12-1932, các em lại thấy hiện tượng ấy
nữa, nhưng Đức Mẹ đi về phía nhà trường đang xây ở cuối vườn. Sợ hãi, các
em chạy về nhà ông Dérimbre kể cho ông bà nghe. Thấy lạ, ông Dérimbre cùng
một số người chòm xóm và ba trẻ đi trở lại tu viện. Vừa tới cổng, các em lại
thấy Đức Mẹ xuất hiện đứng trên cây sơn trà gần cổng ra vào bên vệ đường
cái. Tức thì các em quỳ xuống lần hạt. Nhớ lại lời người lớn đã dặn ở
nhà, em Albert liền cất tiếng hỏi:
– Có phải bà là Đức Bà vẹn tuyền thanh sạch
không?
Bà hơi cúi đầu như dáng điệu nhận là phải, em liền hỏi:
– Vậy Đức Bà muốn chúng con làm gì?
– Ta muốn các con ngoan ngoãn.
– Vâng, chúng con ngoan ngoãn.
Lúc này trời đã tối sẩm, ông Marischal hồ nghi nên bấm đèn bin soi chung quanh gốc cây xem có ai nấp ở đây không, nhưng tuyệt nhiên chẳng có gì khác lạ cả.
Ngày 3-12-1932, các em không được đến hang Đức
Mẹ Lộ Đức nữa vì bà mẹ Bề Trên không muốn các em đến để khỏi có người đến vấn hỏi
về việc các em được Đức Mẹ hiện ra, mà bà cho là các em bịa đặt. Bà cũng
muốn chấm dứt việc đồn thổi này nên khi Gilbert nghỉ học là bà cho người dẫn em
về nhà ngay, mà không cần người đến đón em nữa. Bà còn báo nhà cảnh sát để
xin giữ an ninh cho khu vực, không cho bất cứ ai đến hang Đức Mẹ cầu nguyện, nhất
là ban chiều. Tuy đã đề phòng như thế, nhưng ngay hôm sau, mùng 4 tháng 12 năm
1932, vào lúc 7 giờ tối, không ai bảo ai, các em đã tụ tập trước tu viện rồi. Lần
này còn thêm em Joseph Degoudenne bị bất toại và một người mù trạc 30 tuổi nữa. Hai
người này đến xin Đức Mẹ chữa lành cho mình. Khi thấy Đức Mẹ hiện ra các
em liền khấn:
– Xin Đức Mẹ ban cho chúng con một ân huệ là
chữa cho người mù và người bất toại này được lành.
Không thấy Đức Mẹ trả lời, các em liền hỏi:
Không thấy Đức Mẹ trả lời, các em liền hỏi:
– Vậy ngày nào họ phải đến để Đức Mẹ chữa
cho?
– Ngày lễ kính Ta Chẳng Mắc Tội Tổ Tông.
Em Fernande Voisin lại hỏi tiếp:
– Thế có phải xây nhà thờ để kính Đức Mẹ không?
– Có.
Riêng về phần em bé bất toại nói rằng em trông thấy Đức Mẹ giống hệt như Đức Mẹ Lộ Đức vậy. Các em xin Đức Mẹ hiện ra ban ngày để khỏi phiền cho tu viện, nhưng Đức Mẹ không trả lời, các em hỏi tiếp:
– Vậy Đức Mẹ muốn hiện ra lúc nào?
– Ban chiều.
Thế là chiều ngày 5-12-1932, Đức Mẹ hiện ra
thật như người đã nói. Người ta kéo đến xem rất đông, nhưng họ không được
thấy Đức Mẹ. Cũng có cả bác sĩ tới để quan sát và theo dõi những hành động,
cử chỉ của các em nữa.
Ngày 6-12-1932, Đức Mẹ hiện ra lâu
hơn. Đáp lại lời người lớn, các em đã diễn tả Đức Mẹ cho họ nghe và nói:
– Đức Mẹ đeo bên tay phải cỗ tràng hạt lẩn
bên trong nếp áo và không trông thấy Thánh Giá.
Ngày mùng 7-12-1932, Đức Mẹ hiện ra nhưng
không ai hỏi han hay kêu xin gì. Mọi người chỉ sốt sáng lần hạt.
Ngày 8-12-1932, là ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, dân chúng kéo đến như một ngày hội lớn. Xe chở hành khách từ các thành phố nước Bỉ và nước Pháp, đến rất tấp nập. Dân chúng đứng chật kín cả khu vực. Hồi 6 giờ Đức Mẹ hiện ra giữa tiếng cầu kinh vang rộng. Phái đoàn bác sĩ cũng rất đông, họ tìm mọi cách để thử các em khi các em xuất thần, nhưng chẳng em nào cảm xúc thấy gì. Sau này người ta hỏi các em có thấy đau đớn gì khi bác sĩ chích kim, kẹp kìm vào người không, các em chỉ trả lời:
– Chỉ tại các ông mà Đức Mẹ biến đi.
Những ngày kế tiếp Đức Mẹ cũng hiện ra, nhưng
không công bố một điều nào. Ngày 24 em Andrée Degeimbre xin Đức Mẹ cho vài
bằng chứng, nhưng Đức Mẹ không trả lời. Sau đó Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần
với các em, nhưng chung cuộc Đức Mẹ chỉ xin các em cầu nguyện nhiều.
Năm năm sau khi tra xét, Đức Giám Mục Giáo Phận
Namur công bố:
“Chiếu
theo sắc chỉ Tòa Thánh ngày 7-12-1943, cho Cha được quyền phán đoán về sự việc
Đức Mẹ hiện ra ở Beauring, theo chức vụ Bề Trên địa phận và theo quyền bính
riêng Cha. Theo ý kiến của Hội Đồng Địa Phận và tuân theo sắc chỉ đầu tiên
của Bộ Thánh Vụ ngày 30-5-1941, xem xét lại vấn đề này.
Vì
không có sự phản kháng quyết liệt nào về tính cách siêu nhiên thiêng liêng của
việc xẩy ra mà người ta gọi là sự Đức Mẹ hiện ra với mấy trẻ ở Beauring, trái lại
còn thêm nhiều niềm tin tưởng thiêng liêng. Sau khi cầu nguyện với Chúa
Thánh Thần và khẩn khoản nài xin Đức Mẹ là Đấng bầu chữa thông ơn, cha quyết định
như sau: Cha cho phép trong Giáo Phận được công nhiên tôn kính Đức Mẹ Beauring,
nghĩa là cầu xin cùng Đức Mẹ dưới danh hiệu ấy và biểu dương các biểu hiệu và lời
nói thuộc tính cách riêng của các việc mà các trẻ Beauring được xem thấy cũng
như tổ chức các nghi lễ đạo đức tại nơi cây sơn chà Đức Mẹ hiện ra.
✽ Đức Mẹ Tiên Báo Thời Cuối Cùng
https://tramthienthu.blogspot.com/2021/12/uc-me-tien-bao-thoi-cuoi-cung.html
✽ Cuộc Đối Đầu Cuối Cùng – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/cuoc-oi-au-cuoi-cung.html
✽ Cuộc Đối Đầu Cuối Cùng – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/cuoc-oi-au-cuoi-cung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment