Thursday, May 25, 2017

26/5 – THÁNH PHILIP NÊRI, LINH MỤC (1515-1595)

Philip Nêri là dấu hiệu của sự mâu thuẫn, kết hợp sự nổi tiếng với lòng sùng đạo chống lại tình trạng thối nát của Rôma và các giáo sĩ vô tâm, đó là tình trạng tệ hại của thời kỳ hậu phục hưng.
Thời trẻ, ngài bỏ cơ hội trở thành thương gia, chuyển từ Florence tới Rôma và dâng mình cho Chúa. Sau 3 năm học thần học và triết học, ngài từ chối thụ phong linh mục. 13 năm tiếp theo ngài theo một ơn gọi “khác thường” là chuyên chăm cầu nguyện và làm việc tông đồ.
Khi Công đồng Trentô cải cách Giáo hội về giáo lý, tính cách của ngài đã khiến mọi người chú ý, từ người hành khất tới các hồng y. Một nhóm người đến theo ngài vì sự can đảm của ngài. Họ gặp ngài để cùng cầu nguyện và thảo luận, đồng thời cùng phục vụ người nghèo ở Rôma.
Theo sự khuyến khích của linh mục giải tội, ngài bằng lòng thụ phong linh mục và trở thành linh mục giải tội xuất chúng, có biệt tài nhận biết người ta giả vờ và ảo tưởng, nhưng ngài luôn tỏ thái độ bác ái và hay nói đùa. Ngài sắp xếp những buổi nói chuyện, thảo luận và cầu nguyện cho các hối nhân tại căn phòng phía trên nhà thờ. Đôi khi ngài lôi kéo người ta đến nhà thờ bằng âm nhạc và dã ngoại.
Một số người theo ngài cũng trở thành linh mục và sống chung. Đó là khởi đầu cho Dòng Oratory (Hùng Biện) mà ngài sáng lập. Các buổi chiều hằng ngày, cộng đoàn này có 4 buổi nói chuyện thân mật, có hát những thánh ca bằng tiếng bản xứ và cầu nguyện. Giovanni Palestrina, một trong số người theo Thánh  Philip, chuyên soạn nhạc cho các buổi gặp gỡ này.
Dòng Oratory được phê chuẩn sau một thời gian bị kết án là tà thuyết, vì những người này giảng đạo và hát thánh ca. ĐHY Newman (đã được phong thánh) đã mở cơ sở của Dòng Oratory đầu tiên sử dụng tiếng Anh.
Lời khuyên của Thánh Philip được nhiều người tài ba lỗi lạc thời đó nhận biết. Ngài là một trong số các nhân vật uy tín của phong trào Chống Cải Cách, chủ yếu là thay đổi sự thánh thiện cá nhân của nhiều người có uy tín trong Giáo hội. Nhân đức của ngài là khiêm nhườngvui vẻ.
TRẦM THIÊN THU

No comments:

Post a Comment

Comment