Blake với trẻ em mồ côi |
“Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những
người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giêsu
đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận.” (Cv 20:35)
Vài năm trước, doanh nhân trẻ Blake Mycoskie thành lập
công ty giày TOMS Shoes. Khi cạnh tranh với chương trình ti-vi The Amazing Race
với người chị em ở Argentine, anh chú ý tới một kiểu giày gọi là “alpargata.” Anh bắt đầu dùng loại giày này khi ở đó. Khi anh tới một số làng trong vùng,
anh thấy nhiều trẻ em không có giày.
Khi anh thành lập công ty, anh cũng thành lập hội
“Friends of TOMS.” Anh muốn rằng mỗi đôi giày TOMS được mua, hội này sẽ trao
tặng một đôi giày cho một trẻ em không có giày. Cho tới nay, hơn 1 triệu đôi
giày đã được trao tặng cho các trẻ em ở 20 quốc gia trên thế giới, kể cả các
vùng nghèo tại Hoa Kỳ.
Mỗi năm, vào ngày 5 tháng Tư, công ty TOMS mở chương
trình “One Day Without Shoes” (một ngày không đi giày) để khuyến khích người ta
hưởng ứng một ngày không đi giày để gợi ý thức về vấn đề này. Hơn 250.000 người
đã quyết định tham gia.
Đặc biệt tại các thành thị, giày TOMS trở nên thương
hiệu thời trang được ưa chuộng, nhiều khách hàng đã mua tặng giày cho một em
nào đó không có giày.
Các doanh nhân như Mycoskie và các công ty như TOMS đã
chứng tỏ rằng tiền có thể kiếm được, nhưng cuộc sống mới cần thay đổi tốt hơn.
Thế giới của chúng ta sẽ không là nơi tốt nếu lợi nhuận của các công ty không
nhắm vào việc giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người nghèo khó. Hãy trao tặng
người khác những gì bạn có thể!
Lạy Đấng xót thương, chính
lúc chúng con cho đi là khi chúng con lãnh nhận, thường là cái gì đó còn giá
trị hơn món quà vật chất. Xin dạy chúng con biết trao tặng và trưởng thành
trong đức ái. Amen.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)
HỆ QUẢ YÊU THƯƠNG
“Vì Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ.” (Tv 71:2)
Sinh trưởng ở đất nước Công hòa Dân chủ Congo (DRC – Democratic Republic of the Congo) bị chiến tranh tàn phá, Richard Kitumba thường đi ngủ mà không biết mình có sống qua đêm hay không. Điều anh lo sợ đã xảy ra. Anh cho biết: “Lính đột nhập vào nhà tôi và chĩa súng bắt đưa mọi tài sản lên xe của họ.” Anh và gia đình may mắn sống sót qua kinh nghiệm khủng khiếp đó, và rồi phải sang Mỹ sinh sống bằng nghề thông dịch, trong khi vô số trẻ em chịu mồ côi trong 5 năm chiến tranh.
Trong những lần trở về quê hương, Richard đau lòng chứng kiến cảnh nghèo khổ nên anh cảm thấy mình có trách nhiệm phải giúp đỡ quê hương. Năm 2007, anh thành lập hội City of Refuge International, một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh. Tại TP Kamina, các trẻ mồ côi được đưa vào nhà mở để được chăm sóc về quần áo, thuốc men và giáo dục.
Richard hiện sống tại Springfield, Oregon. Anh giải thích: “Tôi cảm thấy phải giúp đỡ các trẻ em, vì chúng bị tổn thương. Chúng tôi thay đổi cuộc sống của các trẻ em bị tổn thương vì chiến tranh. Bạn biết rằng một trong số các trẻ em này có thể sẽ trở thành khoa học gia, bác sĩ hoặc thống đốc một ngày nào đó.”
Nhiều người đã đành lòng phải trốn khỏi quê hương và không quay nhìn lại, nhưng biết ơn vì đã trốn thoát nên Richard đã biến kinh nghiệm thành hành động để cứu các trẻ em. Vị trí phục vụ của chúng ta thường do những tình huống mà chúng ta đã trải qua.
Lạy Đấng Cứu Độ, xin cảm tạ Ngài đã đến thế gian và truyền tình yêu cho chúng con. Xin cảm tạ Ngài đã cứu thoát và chăm sóc chúng con cả hồn xác.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment