PHI LỘ – Ngày 10-12 hằng năm là Ngày Nhân Quyền. Nhân quyền là gì? Nhân quyền là “quyền của con người,” quyền cơ bản nhất là quyền được sống – nói tắt là quyền sống. Từ đó sẽ liên quan các quyền khác của con người.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (Universal Declaration of Human Rights – UDHR) có từ năm 1948. Mục đích bản tuyên ngôn này đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản tối thiểu để bảo vệ quyền lợi và tự do của mỗi người. Bản chất cơ bản của các điều khoản này ngày nay được coi là nền tảng của luật pháp quốc tế. Đặc biệt, các nguyên tắc trong UDHR được coi là luật quốc tế thông thường và không đòi hỏi chữ ký hoặc được nhà nước phê chuẩn mới hợp pháp.
UDHR là tài liệu nòng cốt đã được dịch sang
hơn 3.000 ngôn ngữ và phương ngữ. Trong khi một số quy luật không thể dùng trực
tiếp đối với kinh doanh, kiên định với bản tuyên ngôn này là điều quan trọng.
NHÂN QUYỀN LÀ GÌ?
Nhân quyền là những quyền liên quan con người,
không phân biệt quốc tịch, nơi sinh sống, giới tính, sắc tộc, màu da, tôn giáo,
ngôn ngữ, hoặc địa vị xã hội. Chúng ta đều được trao cho nhân quyền mà không bị
phân biệt đối xử. Nhân quyền có tương quan với nhau, tương thuộc và bất khả
phân chia.
Nhân quyền toàn cầu thường được diễn tả và
được bảo đảm bởi luật pháp, trong dạng luật pháp thỏa hiệp, theo thông lệ quốc
tế, các quy luật tổng quát và các nguồn khác của luật pháp quốc tế. Luật nhân
quyền quốc tế đặt ra những trách nhiệm của chính phủ để hành động theo những
cách nào đó hoặc hạn chế các hành động nào đó, để thúc đẩy bảo vệ nhân quyền và
tự do cơ bản của một người hoặc một nhóm.
PHỔ BIẾN VÀ BẤT KHẢ CHUYỂN NHƯỢNG
Quy luật thế giới về nhân quyền là nền tảng
của luật nhân quyền quốc tế. Quy luật này, như đã nhấn mạnh trong UDHR năm 1948,
được lặp lại trong nhiều thỏa hiệp nhân quyền quốc tế, các bản tuyên ngôn, và
các nghị quyết. Chẳng hạn, Hội nghị thế giới về Nhân quyền năm 1993 tại Vienna nói
rằng nhiệm vụ của nhà nước là thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và sự tự do cơ bản,
bất kể hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa nào.
Nhà nước phê chuẩn ít nhất 1 hiệp ước, và 80%
các nước đã phê chuẩn từ 4 hiệp ước trở lên, thuộc các hiệp ước nhân quyền, phản
ánh sự đồng thuận của nhà nước và đặt ra các trách nhiệm hợp lý đối với họ và
diễn tả cụ thể với thế giới. Một số quy tắc nhân quyền cơ bản là tận hưởng sự
bảo vệ toàn cầu bằng luật quốc tế theo thông lệ ở khắp các nước và các nền văn
minh.
Nhân quyền không thể chuyển nhượng, không
được tước đoạt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và tùy theo quá trình bắt
buộc. Chẳng hạn, quyền tự do có thể bị giới hạn nếu ai đó bị tòa án xét thấy
phạm tội.
TƯƠNG THUỘC VÀ BẤT KHẢ PHÂN
Nhân quyền không thể phân chia, dù là nhân
quyền dân sự hay chính trị – chẳng hạn, quyền sống, bình đẳng trước pháp luật
và tự do bày tỏ; quyền kinh tế, văn hóa và xã hội – như quyền lao động, an sinh
xã hội và giáo dục, hoặc quyền tập thể – như quyền phát triển và quyền tự quyết
– đều không thể phân chia, tương quan và tương thuộc. Chính phủ có nhân quyền
làm thuận tiện cho người khác. Như vậy, tước đoạt nhân quyền gây ảnh hưởng xấu
tới người khác.
BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG KỲ THỊ
Không kỳ thị là quy luật nhạy bén trong luật
nhân quyền quốc tế. Các nguyên tắc có trong mọi hiệp ước quan trọng về nhân
quyền và cung cấp chủ đề trung tâm của một số thỏa hiệp nhân quyền quốc tế như Hiệp
ước Quốc tế về Loại trừ các dạng Kỳ thị Chủng tộc và Hiệp ước về Loại trừ các
dạng Kỳ thị Phụ nữ.
Quy luật áp dụng co mọi người liên quan nhân
quyền và tự do, đồng thời cấm kỳ thị về nền tảng của các lĩnh vực không thấu
đáo (non-exhaustive) như giới tính, chủng tộc, màu da,… Quy luật cấm kỳ thị
được hoàn tất bằng quy luật bình đẳng, như đã nói trong khoản 1 của UDHR: “Mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng
về nhân phẩm và quyền lợi.”
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM
Nhân quyền dẫn đến quyền lợi và trách nhiệm. Nhà
nước thừa nhận trách nhiệm và bổn phận theo luật quốc tế để tôn trọng, bảo vệ
và thực hiện nhân quyền. Trách nhiệm tôn trọng nghĩa là nhà nước phải hạn chế can
thiệp hoặc tước đoạt nhân quyền. Trách nhiệm tôn trọng đòi nhà nước phải bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại lạm dụng nhân quyền. Trách nhiệm thực hiện
nghĩa là nhà nước phải hành động tích cực để tạo điều kiện thuận lợi tận hưởng
nhân quyền cơ bản.
Ở mức cá nhân, khi chúng ta được trao nhân
quyền thì chúng ta cũng phải tôn trọng nhân quyền của người khác – vì ai cũng
có nhân vị và nhân phẩm.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ ohchr.org)
[Đăng báo ĐMHCG số 364, tháng 12-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]
✽ Tôn Giáo & Chính Trị – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/12/ton-giao-va-chinh-tri.html
✽ Lịch Sử Nhân Quyền – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/12/lich-su-van-e-nhan-quyen.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment