Đền thờ thánh Croce ở Giêrusalem có “Titulus Crucis,” dấu hiệu mà Philatô đã đặt trên thập giá ghi rõ: “Giêsu Nadaret là Vua dân Do Thái.”
Bà Maria Luisa Rigato, học giả kinh thánh và tác giả cuốn I.N.R.I. Il titolo della Croce, cho biết: “INRI là cụm từ viết tắt tiếng Latin: Jesus Nazarenus Rex Judaeorum. Chữ được Philatô viết bằng tiếng Hebrew, Latin và Hy Lạp. Có thể Philatô không tự tay viết, mà là một người nào đó đã viết bằng 3 ngôn ngữ.”
Theo tương truyền, hoàng hậu Helena, mẹ của
Constantine, phát hiện “Titulus Crucis” năm 325 trên một ngôi mộ với một ít
mảnh Thánh Giá và khăn liệm. Không tìm thấy dấu vết qua nhiều thế kỷ cho đến
khi tìm thấy tài liệu “Titulus Crucis” thời ĐGH Grêgôriô Cả. Cuối cùng ngài cho
đem thánh tích về Rôma. Năm 1124, thánh tích được giấu trên khải hoàn môn (triumphal
arch) của Đền thờ thánh Croce ở Giêrusalem.
Bà Maria Luisa Rigato nói: “Các họa sĩ đang vẽ trên trần nhà thì họ đập
búa vào thánh tích, họ nghe thấy tiếng khác lạ. Họ khoét ra và thấy một chiếc
hộp có thánh tích. Họ lấy chiếc hộp xuống và xem có chữ gì. Thánh tích được
phát hiện năm 1492.”
Bà cho đó đúng là thánh tích, vì nó trùng
khớp với những gì được kể trong Phúc Âm theo Thánh sử Gioan. Có thể khăn liệm
cũng vậy.
Bà Maria Luisa Rigato nói: “Tôi tin đó là bảng hiệu của Philatô. Tôi
nghĩ nó được đặt ở Canvê vì đó là nguyên nhân của việc kết án. Nó được đặt ở
gần ngôi mộ và chung số phận với khăn liệm. Đúng như trình thuật Phúc Âm.”
Cũng như khăn liệm, thánh tích này được thử
bằng carbon-14, nhưng chưa có kết quả cuối cùng. Thánh tích này được tôn kính ở
Rôma. Nó nhắc nhớ các Kitô hữu về lý do Chúa Giêsu đã chết vì nhân loại.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ RomeReports.com)
✽ Thánh Tích Thánh Giá
✽ Thánh Tích của Chúa Giêsu
✽ Thánh Tích Chúa Giêsu
✽ Có Phải Là Lỗi Kinh Thánh?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment