Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016
PHONG TỤC NGÀY TẾT
Khi nào TẾT gặp được XUÂN
Mọi người hớn hở, quên buồn, thêm vui
Mong gặp hên, chẳng gặp xui
Thêm một tuổi đời, thêm đức khôn
ngoan
Sớm
hay mộn thì Xuân cũng về và Tết cũng đến. Một sự thật
minh nhiên. Nhưng cuộc sống luôn phức tạp, một trong những thứ phức tạp là nghi
lễ – đặc biệt là phong tục ngày Tết.
Cuộc sống có rất nhiều phong tục. Đó là những
thói quen tốt, nhưng cũng có những tập tục xấu – gọi là hủ tục. Phong tục được
chú ý nhiều là phong tục ngày Tết. Tết Nguyên Đán là dịp thiêng liêng
của dân tộc Việt Nam, dịp đoàn tụ gia đình. Tết Nguyên Đán còn được gọi bằng
các tên khác: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Việt, Tết Cổ Truyền, Tết Dân
Tộc.
Tết
Nguyên Đán là dịp người Việt thể hiện nhiều phong tục hay như khai bút, khai
canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ… Trong mấy ngày Tết, trong nhà cũng
phải có ít nhất bình hoa, bánh chưng, chai rượu, kẹo, mứt,…
Tết
Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ xa
xưa, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, khoảng giữa một chu kỳ vận hành
của đất trời và vạn vật. Tết Nguyên Đán Việt Nam tiềm tàng những giá trị
nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ, qua bốn
mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông, và quan niệm “ơn mưa móc” chân chất của nông dân Việt
Nam. Tết còn là dịp để mọi người tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nhớ về nguồn
cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng.
QUÀ TẾT, LỄ XUÂN
Việc
biếu quà Tết hàm ý tri ân, nối kết tình nghĩa. Con cái tết cha mẹ, học trò
tết thầy cô, bệnh nhân tết thầy thuốc,... Quà tết không được đánh giá theo thị
trường, nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm. Nhưng một số
người coi trọng hình thức khiến người khác thấy ngại: không có quà thì không
dám đến. Vật chất bày tỏ tấm lòng, nhưng đừng coi trọng vật chất!
CÚNG GIAO THỪA LỘ THIÊN
Giao
thừa là giây phút thiêng liêng. Người xưa quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại
thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một vị uy
quyền như quan toàn quyền vậy. Người xưa còn hình dung phút giao thừa là lúc
bàn giao, các quan quân cai quản hạ giới hết hạn kéo về trời, và quan quân mới
được cử tới ào ạt kéo xuống hạ giới nhậm chức cai quản thiên hạ.
Giây
phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả,… ra ngoài trời cúng,
thành tâm tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ, đồng thời đón người
nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm mới, cầu mong các tân quan
phù hộ cho một năm mới được mọi sự tốt lành.
TỐNG CỰU, NGHINH TÂN
Cụ Nguyễn
Công Trứ có một câu đối nổi tiếng, ngày nay người ta thích trích dẫn: “Đêm ba mươi co cẳng đạp Thằng Bần ra cửa / Sáng mồng một dang
tay bồng Ông Phúc vào nhà.” Cái
nghèo khó “bị” gọi là “Thằng,” cái phúc đức “được” gọi là “Ông.” Danh từ theo phàm
ngữ cũng nói lên cái gì “bị” coi thường hoặc “được” coi trọng. “Được” hay “bị”
là dạng thụ động, chỉ có Việt ngữ mới có thể diễn tả, các ngoại ngữ hầu như
đành “bó tay.” Việt ngữ hay thật!
Cuối
năm, gia đình nào cũng quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ, trang trí bàn thờ, lau
chùi bàn ghế, chén bát, tắm giặt, mua sắm quần áo mới và mọi thứ để sử dụng
trong những ngày Tết. Hàng xóm cùng nhau làm vệ sinh khu xóm, đường sá,… Người
ta cũng nhắc nhở nhau và dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không được cãi
cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, phá phách,... Đối với xóm
giềng, trong năm cũ có điều gì không nên không phải thì đều bỏ qua cho nhau hết.
Mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, cùng vui vẻ chúc nhau
những điều tốt lành nhất.
Con
cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch ngợm,
cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra
phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những
điều tốt lành.
Tục
lệ này xuất xứ từ Trung Hoa. Trong “Sưu Thần Kỳ” có chuyện người lái buôn tên
Ân Minh được Thuỷ Thần cho một con hầu tên Như Nguyệt, Ân Minh đem cô này về
nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm, nhân ngày đầu Xuân, mồng một Tết, Ân
Minh đánh nó. Nó sợ hãi và chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó nhà Ân Minh
lại nghèo như trước. Từ đó, người ta kiêng không quét hoặc hốt rác ngày tết,
dân ta bắt chước, đến nay vẫn có người theo tục lệ mang tính dị đoan này.
CHÚC TẾT, MỪNG TUỔI
Thiết
nghĩ chúc Tết (hoặc chúc Xuân) có khác với mừng tuổi. Chúc Tết là ước mong sự
tốt đẹp dành cho ai đó, đặc biệt trong năm mới. Mừng tuổi chỉ dùng cho người
nhỏ, còn trẻ, không nên “mừng tuổi” người lớn (ông bà, cha mẹ,…), vì mừng tuổi
là mừng khi thấy người khác thêm tuổi, mà thêm tuổi thì gần huyệt mộ.
Trước
hết, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, bậc chú bác, cô dì,… Người ta thường
chuẩn bị “ít tiền” để mừng tuổi con cháu, bạn bè thân thích. Tiền là tượng
trưng chứ không nên “coi trọng” nhiều hay ít. Lời chúc tết thường là sức khoẻ,
phát tài phát lộc,… Nói chung, trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng
không nói tới điều rủi ro hoặc xui xẻo.
Dịp
Tết ngày Xuân là lúc mọi người rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui, người ta thường
tổ chức mừng thọ (lục tuần, thất tuần), hoặc thượng thọ (bát tuần, cửu tuần),
tính theo tuổi mụ (tuổi âm lịch), tiện có đông đủ mọi người – kẻ xa, người gần.
Vào
dịp đầu xuân, người có chức tước thường tổ chức ngày khai ấn; học trò, sĩ phu thì
khai bút; nhà nông thì khai canh; người buôn bán thì khai trương, mở hàng lấy hên.
Sĩ, Nông, Công, Thương gọi là “tứ dân bách nghệ” của dân Việt, vốn dĩ cần cù, chịu
thương chịu khó, ai cũng muốn năm mới “vận hội hanh thông,” làm ăn suông sẻ. Người
ta thường “khai trương” sau mùng một, gọi là “lấy ngày,” dù chưa vào việc.
Riêng dân chữ nghĩa hoặc bút nghiên, người ta thường có lệ “khai bút,” giao
thừa xong thì người ta chọn giờ hoàng đạo, bất kể mùng một là ngày tốt hay xấu.
Thợ thủ công cũng tự làm một sản phẩm nào đó. Mỗi ngành nghề đề có kiểu “khai
trương” riêng...
HÁI LỘC, XÔNG NHÀ
Mọi
người, dù già hay trẻ, đều hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn phát
đạt, thịnh vượng, mạnh khoẻ, tiến bộ, thành đặt hơn năm cũ. Lộc đến càng sớm
càng tốt, nhưng nhiều người tự đi hái lộc (một cành lá non ở đình, chùa, hoặc
lời Chúa ở nhà thờ), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người “nhẹ vía” đến xông
nhà.
Sáng
mồng một đáng lẽ đông vui lại hóa ra vắng vẻ, vì không ai dám đi đến nhà khác
sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại
mình “nặng vía.” Tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, chứ không tính
từ người thứ hai trở đi.
Ngạn
ngữ Anh có câu: “Let’s learn yesterday,
dream tomorrow, but live today.” (Hãy học ngày hôm qua, hãy mơ đến ngày mai,
nhưng hãy sống với hiện tại.) Cuộc đời vốn dĩ “buồn nhiều hơn vui,” vì thế mà
hãy cố gắng “quảng gánh lo đi mà vui sống.” Cuộc đời có quá khứ, hiện tại và
tương lai. Quá khứ đã qua, vui hay buồn thì cũng chẳng lấy lại được. Tương lai
chẳng ai biết ra sao. Chỉ còn hiện tại, hãy vui cho trọn hiện tại, nhất là mấy
ngày Xuân. Ngày buồn kéo dài, ngày vui mau qua. Xuân còn non, rồi Xuân sẽ già.
Hãy vui cho trọn khoảng Xuân non tơ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment