Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

VĂN HÓA GIỚI TÍNH PHI CHÂU

Khi tình dục có nghĩa là sinh sản, các xu hướng nào đó có thể chỉ là một phần văn hóa về giới tính.

Hai vợ chồng Barry và Bonnie Hewlett (hai nhà nhân chủng học thuộc ĐH Quốc gia Washington) đã nghiên cứu những người Aka và người Ngandu ở Trung Phi trong nhiều năm trước khi họ bắt đầu nghiên cứu đặc biệt về giới tính của các nhóm người. Như họ tường trình trên tạp chí African Study Monographs (chuyên khảo về Phi châu), họ quyết định hệ thống hóa việc nghiên cứu hành vi giới tính sau vài cuộc thảo luận khi đốt lửa trại với các cặp vợ chồng trung niên thuộc dân tộc Aka. Các cặp vợ chồng người Aka này cho biết họ ân ái với nhau 3-4 lần mỗi đêm. Đầu tiên, Barry và Bonnie tưởng chỉ có đàn ông mới nói ra, nhưng chính các phụ nữ cũng xác nhận điều đó là đúng.

Khi nghiên cứu về hoạt động tình dục, vợ chồng Hewlett xác định những câu chuyện họ kể là chuyện thực tế. Các cặp vợ chồng người Aka và người Ngandu xác nhận họ làm “chuyện ấy” vài lần trong một đêm. Nhưng khi xác định vấn đề này, vợ chồng Hewlett tình cờ thấy rằng vấn đề đồng giới và thủ dâm có vẻ xa lạ đối với cả hai nhóm người kia.

Khi người Aka và người Ngandu sống trong cùng một vùng ở Trung Phi được phân ranh bằng khu rừng nhiệt đới, nền văn hóa của họ cũng khác nhau. Theo vợ chồng Hewlett, người Aka sống bằng nghề săn thú, sự quân bình giới tính trong dân tộc Aka được coi là đã đạt được xã hội loài người. Phụ nữ có thể đi săn, thâm chí tự đi săn, và thường kiểm soát việc phân phối tài nguyên. Ngược lại, người Ngandu sống bằng nông nghiệp và có chỗ ở ổn định, bất quân bình giới tính, đàn ông có “uy” hơn phụ nữ.

Ngoài địa lý, người Aka và người Ngandu còn có điểm chung: Trong cả hai nền văn hóa, nam giới và nữ giới đều coi tình dục là “công việc ban đêm.” Mục đích của công việc này là sinh sản con cái – vấn đề chính, vì tỷ lệ tử nhi rất cao. Người Aka và người Ngandu đều coi tinh dịch là thứ cần thiết, không chỉ để truyền sinh mà còn phát triển bào thai. Một thai phụ sẽ coi việc giao hợp là góp phần làm khỏe mạnh thai nhi.

Người Aka và Ngandu mô tả tình dục là quá trình “tìm kiếm con cái.” Nói như vậy không phải là họ không tận hưởng thú vui nhục dục. Họ rất rõ ràng, thẳng thắn. Hai vợ chồng Hewlett cho hát một bài ca mà một nhóm trẻ em “sáng tác” sau khi xem lén hai vợ chồng làm tình với nhau. Trong bài ca này, người đàn ông hỏi người phụ nữ: “Em thích thế nào?,” người phụ nữ trả lời: “Em thích thỏa mãn.” Người đàn ông hỏi lại, và người phụ nữ trả lời: “Em thích kéo dài.” Bài ca đến phần điệp khúc mô tả hai người vừa ân ái thì người đàn ông vừa hỏi: “Em thế nào?.”

Khi được vợ chồng Hewlett phỏng vấn – kiểu hỏi như trong bài ca, ai cũng nói rằng tình dục là niềm vui của họ, giúp họ gần gũi nhau, và họ quả quyết rằng con cái là mục đích của tình dục. Một phụ nữ Aka nói: “Vợ chồng gần nhau vui lắm, nhưng là để có con thôi.” Còn một phụ nữ Ngandu nói: “Sau khi các con chết, tôi không còn ham muốn nữa.”

Văn hóa tập trung vào giới tính và coi đó là “công cụ sinh sản” thì việc thủ dâm và đồng giới có xảy ra trong những người Aka và người Ngandu? Cũng chưa rõ. Nhưng vợ chồng Hewlett thấy rằng những người cung cấp thông tin của họ (những người họ biết rõ từ nhiều năm rồi) đều không biết gì về thủ dâm và đồng giới, họ không biết gọi điều đó là gì, và trong trường hợp người Aka cũng vậy.

Người Ngandu quen với khái niệm về đồng tính, nhưng họ cũng không có từ ngữ để diễn tả. Họ nói rằng họ không thấy có mối quan hệ nào như thế trong buôn làng của họ. Những đàn ông ở thủ đô Bangui nói rằng có điều đó, và người thành phố gọi đó là “PD” (viết tắt chữ “par derriereor,” Pháp ngữ, nghĩa là “từ phía sau”).

Vợ chồng Hewlett kết luận: “Đồng giới và thủ dâm hiếm xảy ra hoặc không có ở người Aka và người Ngandu, không phải vì họ quan ngại hoặc lo sợ, nhưng vì không có trong văn hóa tình dục của các cộng đồng dân tộc thiểu số.”

Phát hiện này có thể không quá gây ngạc nhiên. Theo vợ chồng Hewlett, các nhà nghiên cứu khác đã dẫn chứng những nơi có vẻ không có đồng giời. Nếu việc định hướng đồng giới có thành phần gen – và có những chứng cớ cho thấy có điều đó, thì cũng chẳng ngạc nhiên lắm đối với đặc tính riêng này của con người.

Hơn nữa, động thái tình dục – dù đồng tính, lưỡng tính, hoặc dạng khác – không bao giờ chỉ liên quan di truyền. Con người được sinh ra nhờ khả năng giới tính biểu hiện khác nhau theo các nền văn hóa riêng. Như vậy, về tình dục khác giới, vợ chồng Hewlett nói rằng việc đánh giá văn hóa của Tây phương về “chuyện ấy” thì có thể hạn chế niềm vui ân ái phu thê ở người Tây phương đối với việc ân ái nhiều lần trong một đêm. Trong văn hóa của chúng ta, công việc chúng ta phải làm ban ngày có thể là “công việc ban đêm.”

Cũng đáng để nói rằng khoa học Tây phương phân biệt ba thành phần trong tình dục: Ham muốn, hành động, và hợp nhất. Nghiên cứu của vợ chồng Hewletts cho rằng hành động đồng giới và hợp nhất đều xa lạ đối với người Aka và người Ngandu, rất có thể sự ham muốn đồng giới không có trong họ, ít là đối với một số người trong các nhóm dân tộc kia. Một nền văn hóa nhận biết những sự ham muốn như vậy, nhất là nền văn hóa không kết án các ham muốn đó, và nhất là người liên quan các nhóm người có số đông và họ có thể tìm kiếm nhau, thì các kiểu ham muốn như thế trở thành hiển nhiên.

Vợ chồng Hewlett nói rằng sự ham muốn có thể có ở một số người trong các nhóm, nhưng chúng tôi không biết rõ. Họ cho biết rằng dù người Aka và Ngandu sống thành từng nhóm nhỏ, khoảng 400-500 người, nghĩa là, về lý thuyết, người có ham muốn đồng giới có thể tim người khác có ham muốn như mình. Nhưng trong một nền văn hóa mà ý tưởng về sự ham muốn đó không hiện hữu, thì sự ham muốn như vậy có thể vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí nếu hai người chia sẻ điều đó với nhau.

Rất ngạc nhiên là không hề có chuyện thủ dâm trong người dân tộc Aka và Ngandu, cả ở nam và nữ, không thể giải thích nguyên nhân. Vợ chồng Hewlett không thấy rằng thủ dâm là “mối quan ngại” nhưng vẫn không có khái niệm chung về điều đó. Phát hiện này nhắc chúng ta nhớ tới vụ việc được bàn luận nhiều vào năm 2010 trên tạp chí Behavioral and Brain Sciences (Khoa học về Não và Cư xử). Người ta tranh luận về “bản chất con người” được rút ra từ những kiểu mẫu của xã hội Tây phương, được giáo dục, được công nghiệp hóa, giàu có và dân chủ – gọi tắt là WEIRD (Western, Educated, Industrialized, Rich, and Democratic).

Các cuộc nghiên cứu về người Aka và người Ngandu chỉ phác họa một bức tranh phức tạp hơn về nhiều dân tộc. Vợ chồng Hewlett lưu ý: “Văn hóa Tây phương nhấn mạnh về thú vui ân ái... khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng tình dục của con người cũng tương tự loài khỉ bonobo vì họ thường có hành động tình dục mà không vì mục đích sinh sản, liên quan động thái tình dục trong chu kỳ của nữ giới, và dùng tình dục để làm giảm sự căng thẳng của xã hội.” Vợ chồng Hewlett đề nghị: “Quan điểm theo kiểu khỉ bonobo có thể áp dụng cho người Mỹ gốc Âu châu (đa số), nhưng theo quan điểm của người Aka hoặc người Ngandu, tình dục lại liên quan sự sinh sản và xây dựng gia đình.” Khi tình dục tác dụng thì có thể có những cách tác dụng khác nhau.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheAtlantic.com)

[Đăng báo Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, tháng 10-2015]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment