Ông Già Noël có
thật hay chỉ là truyền thuyết? Có thật chứ! Dù người ta có nói thì thực sự vẫn có
một Ông Già Noël hào phóng, người ta gọi Ông Già Noël là Santa Claus.
Ông Già Noël tên là Nicholas (Ni-cô-la), là người theo Kitô giáo Hy Lạp, sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 300 sau công nguyên. Ông thương người nghèo và cho họ những gì ông có. Cha mẹ ông mất vì bệnh dịch khi ông còn nhỏ. Ông sống như lời Chúa Giêsu nói với chàng thanh niên: “Bán tài sản và cho người nghèo.” (Mt 19:21) Và ông đã thực hiện đúng như vậy.
Ông trở thành
linh mục, rồi được bổ nhiệm làm giám mục GP Myra khi còn trẻ tuổi. Một truyền
thuyết nói rằng ông được chọn vì ông có lòng đại lượng, yêu thương trẻ em, quan
tâm các thủy thủ... đặc biệt thương những người bị oan sai. Ông Già Noël chính
là Thánh Nicholas.
Tại TP Patara gần
đó, có một thương gia bị mất hết tài sản, mà ông lại có ba đứa con gái. Ông
không có gì để hồi môn cho các con. Thời đó, con gái có của hồi môn càng nhiều
càng có cơ hội lấy chồng. Người cha cảm thấy chán nản lắm. Tiếng đồn tới tai Thánh
Nicholas, lúc này Thánh Nicholas đem một túi vàng đặt ở trước nhà thương gia
kia để có của hồi môn cho con gái lớn. Không lâu sau, cô con gái này có chồng.
Thánh Nicholas cũng
làm vậy lần hai, rồi lần ba. Lần cuối cùng, người cha “canh me,” rồi bắt gặp
nhà hảo tâm nên đã bày tỏ lòng biết ơn. Thánh Nicholas cấm ông không được cho
ai biết chuyện, vì Chúa Giêsu dạy: “Khi
bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm.” (Mt 6:3) Những thỏi vàng
được đặt vào những chiếc vớ treo trước lò sưởi. Do đó, trẻ em ngày nay thường
treo vớ trong Đêm Giáng Sinh với hy vọng nhận được quà của Ông Già Noël.
Nhiều truyền
thuyết nói rằng đó không là những túi vàng, mà là những trái bóng bằng vàng. Đó
là lý do mà ba trái bóng vàng là biểu tượng của Thánh Nicholas – thánh bổn mạng
của các tiệm cầm đồ (pawn shops).
Hồi còn trẻ, Thánh
Nicholas hành hương tới Thánh Địa. Ngài đi trên con đường Chúa Giêsu đã đi xưa
để có được cảm nghiệm sâu sắc về Chúa Giêsu. Khi trở về qua đường biển, một cơn
bão mạnh đe dọa tàu. Thánh Nicholas vẫn bình tĩnh cầu nguyện. Các thủy thủ đều
sợ hãi vì bão, nhưng bỗng ngạc nhiên khi thấy gió yên, biển lặng, mọi người
thoát chết. Do đó, Thánh Nicholas là bổn mạng các thủy thủ và cách hành khách đường
biển.
Hoàng đế
Diocletian của Rôma mạnh mẽ chống lại Kitô giáo, hành hạ dã man các Kitô hữu, đã
ra lệnh ĐGM Nicholas bị bắt. Ngài bị đánh đập, bị đày và bị tống ngục. Các
tù nhân là các Kitô hữu quá nhiều nên chật nhà tù. Để giải quyết tình trạng này,
họ hành hạ các Kitô hữu để giải khuây và co họ chết bớt.
Khi Hoàng đế
Constantine gia nhập Kitô giáo, ĐGM Nicholas được thả. Trong cả Chính Thống
giáo và Công giáo, nhiều câu chuyện kể về Thánh Nicholas về lòng nhân hậu: Cứu
người thoát khỏi đói khát, cứu sống những người bị kết án tử oan sai. Những câu
chuyện tương tự kể về việc Thánh Nicholas làm việc thiện nhưng không muốn ai
biết.
Theo một nhà viết
tiểu sử, 5 thế kỷ sau khi Ông Già Noël qua đời, Thánh Nicholas đã chống lại tà
thuyết Arian – tà thuyết này không nhận thần tính của Chúa Giêsu. Một số nhà
viết sử nói rằng Thánh Nicholas đã tham dự Công Đồng Nicê và đã thẳng tay tát
vào mặt Arius (người khai sinh tà thuyết Arian). Các giám mục khác ngạc nhiên không
hiểu sao ngài lại thô lỗ với Arius như vậy. Truyền thuyết nói rằng lúc đó cả
Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã hiện ra bảo vệ ngài. Những người gièm pha ngài đều
rút lui. Có thể đó chỉ là truyền thuyết, vì các sự kiện này không được ghi lại
trong hồ sơ của Công Đồng, cũng không thấy có tên ĐGM Nicholas trong danh sách các
tham dự viên.
Công Đồng Nicê nổi
bật với tín điều mà ngày nay vẫn được sử dụng, xác tín rằng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn
năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một
Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi
Thiên Chúa thật. Người sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản tính với
Đức Chúa Cha…”
Thánh nicholas
qua đời ngày 6 tháng 12 năm 343 (sau công nguyên) tại TP Myra, được an táng tại
nhà thờ của ngài. Người ta nói rằng man-na (giống như lương thực từ trời nuôi
dân Ít-ra-en đi qua sa mạc 40 năm dưới sự hướng dẫn của Mô-sê) xuất hiện trên
mộ Thánh Nicholas và man-na này có khả năng chữa bệnh. Ngày nay, mộ của ngài
tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là điểm đến của hàng ngàn khách hành hương mỗi năm. Lễ Thánh
Nicholas là ngày 6 tháng 12 (ngày 19 tháng 12 theo lịch Julian), ngày ngài qua đời.
Hoàng đế
Justinian dâng kính Thánh đường ở Constantinople cho Thánh Nicholas. Một sử gia
Hy Lạp viết: “Cả Tây phương và Đông
phương đều tôn vinh Thánh Nicholas. Ở đâu có người ở thì ở đó tên ngài được tôn
kính, và có những nhà thờ được xây dựng dâng kính ngài. Mọi Kitô hữu tôn kính
ngài và cầu xin ngài bảo trợ.”
Khi TP Myra mừng
lễ ngài thì một nhóm hải tặc Ả Rập từ đảo Crete đến tấn công, cướp tài sản và bắt
các tù nhân đem bán làm nô lệ. Cậu bé Basilios bị bắt và phải dâng rượu cho vua
Ả Rập, rượu đựng trong chiếc ly vàng rất đẹp. Cha mẹ của Basilios đau khổ vì
mất đứa con duy nhất, họ đau buồn suốt nhiều năm.
Gần ngày lễ Thánh
Nicholas, người mẹ không muốn tham dự. Thay vì bà phải tới nhà thờ cầu nguyện
cho con trai. Khi dâng rượu cho vua Ả Rập, Basilios bất thần chạy trốn. Thánh
Nicholas xuất hiện trước mặt Basilios đang hoảng hốt, ngài chúc lành và đưa
Basilios về tòa giám mục ở Myra. Truyền thuyết nói rằng Basilios đã xuất hiện trước
mặt người mẹ khi bà đang cầu nguyện, tay Basilios vẫn cầm chiếc ly vàng của vua
Ả Rập.
Có gần 400 nhà
thờ được dâng kính Thánh Nicholas ở Anh quốc hồi cuối Thời Trung Cổ. Nhiều
truyền thuyết về Thánh Nicholas nói ngài đã đến với những người độc ác giết
người hoặc bắt cóc trẻ em, và ngài cầu nguyện cho họ. Sau đó họ đã hoán cải.
Tại Pháp, có
chuyện kể về ba trẻ em đi chơi và bị lạc, chúng bị lừa bán làm nô lệ. Thánh
Nicholas cầu xin Thiên Chúa và chúng đã được thả về với gia đình. Do đó, Thánh
Nicholas được coi là bổn mạng của trẻ em. Ngày nay, Thánh Nicholas được sùng
kính cả ở Đông phương và Tây phương với tước hiệu là thánh bổn mạng của trẻ em,
của người đi biển, của ngành ngân hàng, các tiệm cầm đồ, các học giả, các trẻ
mồ côi, dân lao động, các du khách, các thương gia, các quan tòa, dân nghèo, các
thanh thiếu nữ, các sinh viên, các nạn nhân bị oan sai, các tù nhân và các người
làm hoặc bán nước hoa. Ngài là thánh bổn mạng của TP Apulia (Ý quốc), đảo
Sicily, Hy Lạp, và TP Lorraine (Pháp quốc).
Sau khi được rửa
tội ở Constantinople, Nga hoàng Vladimir I đã đem các câu chuyện về Thánh Nicholas
và lòng súng kính ngài về Nga. Ngày nay, Thánh Nicholas vẫn là vị thánh được
sùng kính nhiều nhất tại Nga, với hơn 2.000 nhà thờ mang tên Thánh Nicholas.
Tại một số quốc
gia, Thánh Nicholas được gọi là Papa Noël (Cha Giáng Sinh), Sinter Klaus hoặc Santa
Claus (Sinter/Santa là “thánh,” Klaus/Claus là dạng thu gọn của chữ Nicholas).
Mộ Thánh Nicholas
ở Myra vẫn là nơi thu hút khách hành hương. Khoảng năm 1000 (sau công nguyên), vì
nhiều cuộc chiến xảy ra trong vùng, một số Kitô hữu quan ngại việc kính viếng mộ
Thánh Nicholas, nhất là vì Thổ Nhĩ Kỳ đa số là dân Hồi giáo. Đầu năm 1087, các
thủy thủ đã đem xương Thánh Nicholas tới Bari, một hải cảng thuộc miền duyên
hải tại Ý quốc.
Một nhà thờ được
xây dựng ngay trên mộ ngài, nhiều tín hữu vẫn không ngừng tới kính viếng Thánh
Nicholas – người là nguồn cảm hứng về Ông Già Noël ngày nay.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
✽ Suy Tư về Cái Nghèo – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/12/suy-tu-ve-cai-ngheo.html
✽ Bản Hợp Xướng Mầu Nhiệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment