Báo cáo thường niên của Mạng Lưới Thế Giới Chống Khủng Hoảng Lương Thực đã ghi nhận số người sống trong tình trạng bất ổn lương thực cấp độ 5 nhiều nhất từ trước đến nay.
Dữ liệu ước tính có 282 triệu người ở 59 quốc gia phải chịu nạn
đói cấp tính ở mức độ cao vào năm 2023. Đây là mức tăng 24 triệu người so với
năm 2022 và đánh dấu năm thứ tư liên tiếp cuộc khủng hoảng lương thực thế giới
trầm trọng hơn. Nó được cho là đã vượt quá mức trước Covid-19 rất nhiều.
Trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng
hoảng nạn đói là phụ nữ và trẻ em, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
tình trạng suy dinh dưỡng.
Người ta ước tính có hơn 36 triệu trẻ em từ 5 tuổi trở xuống bị
suy dinh dưỡng trầm trọng ở 32 quốc gia. Dữ liệu khiến Tổng thư ký Liên Hiệp
Quốc António Guterres bình luận: “Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi một phản ứng
khẩn cấp. Việc sử dụng dữ liệu trong báo cáo này để chuyển đổi hệ thống thực
phẩm và giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây mất an ninh lương thực và suy
dinh dưỡng sẽ rất quan trọng.”
Nhìn chung, số người đang phải đối mặt với mức độ “khẩn cấp” (giai
đoạn 4 trên Hệ Thống Phân Loại Giai Đoạn An Toàn Lương Thực Tích Hợp IPC 5 cấp)
đã tăng lên 1 triệu người tại 39 quốc gia.
Trong khi đó, ước tính có khoảng 700.000 người đã đạt đến mức độ bất
ổn lương thực cấp độ 5, hay còn gọi là “thảm họa,” khiến họ có nguy cơ chết
đói. Đây là số lượng người ở cấp độ 5 cao nhất từng được GRFC ghi nhận.
Báo cáo dự đoán rằng thêm 1,1 triệu người ở Gaza và 79.000 người
khác ở Sudan sẽ đạt mức độ 5 vào tháng 7-2024.
Báo cáo liệt kê một số giải thích cho sự gia tăng đáng kể tình
trạng bất ổn lương thực trên thế giới, bao gồm “xung đột và mất an ninh ngày
càng gia tăng, tác động của các cú sốc kinh tế và ảnh hưởng các hiện tượng thời
tiết cực đoan.”
Những cú sốc kinh tế lan rộng nhất, ảnh hưởng đến 21 quốc gia và
đặt ra câu hỏi về nơi 75 triệu người sẽ nhận được thực phẩm. Nhiều quốc gia
trong số này được phát hiện có sự phụ thuộc cao vào thực phẩm nhập khẩu, đồng
thời phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế vĩ mô.
Xung đột leo thang là yếu tố dẫn đến tình trạng mất an ninh lương
thực ở 20 quốc gia, ảnh hưởng đến khoảng 135 triệu người, gần một nửa dân số
toàn cầu. Sudan được coi là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi xung đột,
với thêm 8,6 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực
nghiêm trọng ở mức độ cao so với năm 2022.
Các yếu tố môi trường đã gây ra tình trạng bất ổn lương thực ở
thêm 18 quốc gia, nơi 72 triệu người phải đối mặt với tình trạng bất ổn lương
thực ở mức độ cao. Đây là sự thay đổi đáng kể so với con số 57 triệu người bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu mà báo cáo ghi nhận vào năm 2022.
J-P MAURO
TRẦM THIÊN
THU (theo Aleteia.org)
QUỐC CA VNCH
SAIGON ƠI, VĨNH BIỆT!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment