Khoe khoang mình đạo đức và tốt lành
Làm việc thiện, chẳng bất chính, ngoại tình
Chang hàng tuần và dâng cúng đúng luật
Ông làm tốt nhưng tự mãn, kiêu căng
Khi cầu nguyện mà giở thói ngang tàng
Phúc chẳng được mà tội còn đeo bám
Thế nên ông cho bom nổ banh trời
Cứ lải nhải đủ chuyện và nhiều lời
Chúa muốn tình chứ chẳng cần lệ vật
Ông chẳng dám ngước mắt lên phía trời
Vừa đấm ngực vừa khe khẽ cất lời:
“Lạy Thiên Chúa, xin thương con tội lỗi”
Sợ nghe tiếng xì xầm của người ta
Ông biết mình là tội nhân xấu xa
Nên chẳng dám nói nhiều khi cầu nguyện
Người Biệt Phái vênh váo vì kiêu căng
Người thu thuế kín đáo vì khiêm nhường
Một người phúc và một người vô phúc
TRẦM THIÊN THU
✽ Ngoéo Tay – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/10/ngoeo-tay.html
[Niệm ý Hs 6:1-2 và Lc 18:9-14]
Để tội nhân có dịp quay trở về
Thôi hoang đàng, kịp dừng bước giang hồ
Về với Chúa để được Ngài tha thứ
Với kinh nghiệm từ những ngày đau khổ
Giúp người ta ý thức để hoàn lương
Bài học khổ là giáo huấn yêu thương
Và sẽ được Ngài ban lại sự sống
Đừng giống như người Biệt Phái ảo tưởng
Tự cho mình là công chính, đàng hoàng
Mà khinh chê người thu thuế bất lương
Đó là thói kiêu căng, Chúa rất ghét
Kẻ hợm mình thích khoe khoang, khoác lác
Hút máu người mà nói chuyện nghĩa nhân
Mình ngoại tình, bất chính, và tham lam
Mà mạo nhận là nhân từ, đạo đức
Người thu thuế đứng đằng xa, khép nép
Cuối nhà thờ chẳng dám ngước mắt lên
Vừa đấm ngực vừa xin tha lỗi lầm
Vì biết mình là một kẻ tội lỗi
Nhóm Biệt Phái là những kẻ nói dối
Chẳng ai ưa kẻ tự tôn mình lên
Người thu thuế thú tội rất thành tâm
Được Chúa thương và được nên công chính
TRẦM THIÊN THU
✽ Đức Công Bình – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/07/cong-binh.html
[Niệm ý Lc 18:9-14]
Nên không cần ăn năn
Cứ tưởng mình lành thánh
Nên liếc xéo tha nhân
Cứ tưởng mình yêu mến
Ủy lạo người khổ đau
Cứ tưởng mình mình từ thiện
Giúp đỡ người khó nghèo
Cứ tưởng mình nhân đạo
Khuyên nhủ người ưu sầu
Cứ tưởng mình mình gia giáo
Sống nghiêm túc mọi điều
Cứ tưởng mình tử tế
Cho người chiếc áo thừa
Cứ tưởng mình nhân ái
Cho người phần cơm dư
Cứ tưởng mình tỉnh táo
Hóa ra chỉ mộng du
Cứ tưởng mình nhân hậu
Hóa ra chỉ thích khoe
Đấm ngực khi thú tội
Đấm ngực mình nhẹ thôi
Rồi đấm ngực người khác
Đấm mạnh vô ngực người
Thú tội theo công thức
Miệng đọc lời kinh quen
Không muốn điều gì khác
Vì mình là chính nhân
TRẦM THIÊN THU
✽ Đức Khiết Tịnh – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/03/uc-khiet-tinh.html
MỘT XIN MỘT XỎ[Niệm ý Lc 18:9-14]
Ôi, tiếng Việt thật thâm thúy biết bao!
Đúng cả khi nói về việc nguyện cầu
Giữa hai người Biệt Phái và Thu Thuế
Gã Biệt Phái đứng thẳng, nguyện thầm thĩ:
“Tạ ơn Chúa, con chẳng như người ta
Không bất chính, chẳng ngoại tình, tham ô
Cũng không như tên thu thuế đứng đó”
Gã còn khoe ăn chay và dâng của
Gã hãnh diện mình đạo đức, tốt lành
Khi cầu nguyện mà còn dám hợm mình
Quả đúng là kẻ to gan, lớn mật
Người thu thuế đứng đằng xa, cúi mặt
Vừa đấm ngực vừa thành thật thân thưa:
“Lạy Thiên Chúa, Đấng đại lượng, nhân từ
Xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”
Phàm điều gì cũng có tính liên đới
Dù điều đó tốt lành hay xấu xa
Chúa chỉ thương những ai biết khiêm nhu
Kẻ tự tôn ắt sẽ bị hạ xuống
Khi cầu nguyện mà vẫn còn ảo tưởng
Vì “cái tôi” như ếch muốn bằng bò [1]
Tự đề cao, muốn càng ngày càng to
Nhưng thực chất cũng chẳng là chi cả
Xin giúp con noi gương người thu thuế
Dẫu đời con nhiều tội nhỏ, tội to
Biết chân thành sám hối suốt sớm khuya
Xin tái tạo lòng con nên trong trắng [2]
TRẦM THIÊN THU
[1] Thơ ngụ ngôn của Jean de la Fontaine (Pháp).
[2] Tv 51:12 – “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong
trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy.”
HỌC HỎI
Tèo hỏi bố:
– Bố ơi! Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người” có nguồn gốc từ đâu vậy?
– Con hỏi làm gì?
– Con hỏi để biết cho chắc. Vì con thấy người ta bảo của ông này,
người thì bảo của bà kia. Con chả hiểu gì ráo trọi!
Bố ôn tồn:
– Này con, đó là câu ngạn
ngữ Trung Hoa, mà người ta cứ cho là của Quản Trọng. Câu ấy thế này: “Nhất niên chi kế, mạc như thọ
cốc; thập niên chi kế, mạc như thọ mộc; bách niên chi kế, mạc như thọ
nhân.”
Tèo gãi đầu:
– Hán Việt con không hiểu!
– Có nghĩa là: “Kế
hoạch cho một năm, không gì bằng trồng lúa; kế hoạch cho mười năm, không
gì bằng trồng cây; kế hoạch cho trăm năm, không gì bằng trồng người.”
– Còn câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là của ai
hả bố?
– Cái thằng...! Câu đó của thi sĩ Huyền Viêm, người Trung Hoa, con ạ.
– Đúng không đấy, bố yêu?
– Đúng đấy “chó con” ạ! Bố thấy năm kia người ta ghi
trên một tờ lịch đấy!
Tèo cười:
– Thế hả bố! Thế mà con cứ tưởng...!
– Cái thằng này! Tưởng của bố mày chắc?
VIỄN ĐÔNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment