Các thánh thường bị coi là vô lý hoặc cuồng tín. Chúng ta có thể nhìn vào tấm gương của họ và học cách đối mặt với việc bị hiểu lầm một cách hiệu quả.
Có một cảnh nổi tiếng trong Kinh Thánh, trong
đó Thánh Phaolô bị cáo buộc là mất trí vì học hỏi thần học mù mờ. Là một tín
nhân, ông không còn hòa nhập với xã hội, vì thế ông trở thành mục tiêu của sự
bắt bớ. Thật vậy, đó là trường hợp của toàn thể Giáo Hội sơ khai. Chính quyền Rôma
cho rằng những người theo Kitô giáo rất cứng đầu một cách vô lý. Tệ nhất, họ
phản bội một cách nguy hiểm và không có khả năng suy nghĩ đủ lý trí để trở
thành những thành viên hữu ích cho xã hội.
Trong khi đó, chính những người theo Kitô
giáo cũng không thể hạnh phúc hơn. Niềm tin mới của họ đã giải phóng họ. Đột
nhiên, cuộc sống có ý nghĩa. Từ viễn cảnh đó, họ chưa bao giờ suy nghĩ rõ ràng
hơn. Đó là ví dụ đáng chú ý về sự chỉ trích và sự hiểu lầm bất công.
I. BỊ HIỂU LẦM
Các thánh thường bị hiểu lầm vào thời của họ.
Một số người vào sa mạc ẩn dật. Có người đã lên đỉnh cột và ở trên đó suốt quãng
đời còn lại. Nhiều người thà chết chứ không dâng lễ vật cho vị thần nào đó. Các
trinh nữ đã bị hành quyết vì họ từ chối kết hôn với những người đàn ông lớn
tuổi ngoại giáo. Những cách lựa chọn đó thể hiện những ưu tiên được lựa chọn có
chủ ý và hợp lý. Người theo Kitô giáo chọn cách sống dựa trên những niềm tin
hợp lý, nói họ vô lý hoặc tâm thần kém là không chính xác.
Tôi nghi ngờ lý do điều này xảy ra là bởi vì,
nếu ai đó có thể bị dán nhãn theo cách này thì có thể tránh được thực tế. Đối
với người Rôma, gọi Phaolô là kẻ điên rồ thì dễ hơn là xem xét liệu họ có nên
theo Đức Kitô hay không. Tương tự, sẽ dễ dàng hơn khi coi Thánh Antôn ẩn tu là người
lập dị, coi Thánh Têrêsa Lisieux và Thánh Phanxicô Assisi là ngây ngô, hoặc coi
Thánh Gioan Vianney là kém thông minh, thay vì xem xét tình trạng tâm linh của
chính chúng ta.
Một ví dụ khác là Thánh Gioan Thiên Chúa. Ngài
đã từng xa rời đức tin, và hoán cải khi 40 tuổi. Sau đó ngài bắt đầu hành động
với sự đền tội đến mức mọi người nghĩ rằng ngài đã bị suy sụp tinh thần. Thay
vì hỏi xem việc hành xác có đáng khen hay không, người ta lại bị tống ngài vào
trại tâm thần.
II. GẮN NHÃN VÀ LOẠI TRỪ
Ở đây, nên biết rằng không có vị thánh nào mà
chúng tôi đề cập trên đây đã mắc bệnh tâm thần. Bài viết này không nói về cách
đối mặt với bệnh tâm thần, mà là cơn cám dỗ hiểu lầm và loại trừ người khác. Ví
dụ: nếu tôi gán cho ai đó là “khoe khoang” hoặc “không bình thường” thì tôi
không cần phải nghiêm túc xem xét những gì người đó thực sự đã làm hoặc nói.
Nếu tôi thực sự xem xét nghiêm túc những gì họ đã làm hoặc nói, tôi có thể nhận
ra rất rõ rằng tôi mới là người cần điều chỉnh thái độ và cần thay đổi.
Đó là một góc độ, là sự thận trọng để đừng
dán nhãn và loại bỏ nhau quá nhanh, bởi vì khi làm như vậy, chúng ta có thể
đang loại trừ các vị thánh. Nhưng tôi cũng thấy quan điểm khác rất thú vị: Nếu
tôi là người bị hiểu lầm thì sao?
III. CẢM THẤY BỊ HIỂU LẦM
Điều này đã xảy ra với tôi, và tôi chắc chắn
nó cũng xảy ra với bạn. Tôi nghĩ rằng tôi đang truyền đạt một điều bằng lời nói
và hành động nhưng những người xung quanh lại hiểu tôi theo cách khác. Tôi có
lý do của mình nhưng vì đó không phải là lựa chọn thông thường nên những người
khác gán cho tôi một động lực hoàn toàn khác – và không chính xác.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bị hiểu lầm
liên tục (thường là cố ý). Kinh nghiệm của các Kitô hữu tiên khởi cho thấy rõ rằng
đức tin và những cam kết đạo đức của chúng ta sẽ bị hiểu lầm. Chúng ta sẽ bị
coi là yếu đuối về tinh thần, bối rối, con nít hoặc vô lý. Nhìn từ bên ngoài,
chúng ta có vẻ là một nhóm kỳ quặc. Chúng ta tin rằng sám hối là niềm vui, đời
sau quan trọng hơn đời này, và sự hy sinh bản thân là sự hoàn thiện bản thân.
Chúng ta không phù hợp.
Trong lịch sử, Giáo Hội chấp nhận các cuộc
đàn áp một cách lặng lẽ nhưng đồng thời không bao giờ đầu hàng. Các thánh đã xử
lý sự chống đối như thế nào?
Rốt cuộc, nếu bạn bị gọi là vô lý nhiều lần,
ngay cả người tự tin nhất cũng bắt đầu nghi ngờ. Khi tôi tuyên bố sẽ theo Công
giáo, mọi người đều cố gắng ngăn cản tôi. Người ta nói rằng tôi đã không suy
nghĩ sáng suốt, rằng khi bình tĩnh lại thì tôi sẽ nhìn mọi thứ khác đi. Nhưng tôi
chưa bao giờ nhìn mọi thứ khác đi, và tôi chưa bao giờ bình tĩnh hơn. Tôi đã
không xử lý những cuộc thảo luận đó một cách tốt nhất. Kể từ đó, tôi đã học
được một số bài học từ các vị thánh và cách họ chịu đựng sự hiểu lầm.
IV. CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ HIỂU LẦM
Thứ nhất, họ có thể cố gắng làm rõ, nhưng về
lâu dài họ không quá lo lắng về việc bị hiểu lầm. Họ không cố gắng bảo vệ danh
tiếng của họ bằng sự chính trực của họ.
Thứ hai, họ duy trì bản sắc của mình thông
qua việc cầu nguyện và hỗ trợ lẫn nhau. Ngay cả khi cả thế giới hiểu lầm, chúng
ta biết rằng Chúa Kitô và các Kitô hữu hoàn toàn hiểu chúng ta.
Thứ ba, họ xử lý động lực và hành động của
mình một cách hợp lý để nhất quán với sự thật. Những quan điểm, ngay cả những
quan điểm được phổ biến rộng rãi, cũng không giống sự thật. Một khi các thánh tìm
ra sự thật thì không có sự hiểu lầm nào về động lực, sự bắt bớ hoặc áp lực xã
hội đủ để tách họ ra khỏi sự thật.
Thứ tư, họ khiêm nhường. Một bài học quý giá
mà tôi vẫn ghi nhớ là, ngay cả khi những lời chỉ trích bất công hoặc quá khắc
nghiệt, có một phần sự thật trong đó.
Thứ năm, các thánh luôn tìm kiếm cơ hội để
phát triển cá nhân, bao gồm cả cách họ phản ứng trước những lời chỉ trích bất
công. Về phần tôi, tôi quá háo hức giải thích khía cạnh câu chuyện của mình và
biện minh cho bản thân. Tôi lãng phí năng lượng vào một trận thua trong khi
thay vì thế tôi có thể trau dồi đời sống nội tâm và cải thiện tính cách của
mình.
V. ĐỪNG NGHI NGỜ
Thánh Gioan Thiên Chúa bị cáo buộc mắc bệnh
tâm thần nhưng là một vị thánh. Ngay cả khi thừa nhận đức tin của mình có vẻ
ngu ngốc, Thánh Phaolô vẫn biết đó là sự thật. Và còn rất nhiều ví dụ nữa. Tôi
biết mình đưa ra nhiều quyết định đáng nghi ngờ, nhưng tôi chưa bao giờ nghi
ngờ tính hợp lý trong đức tin của tôi.
Khi nói đến việc trở thành người Công giáo và
phát triển mối quan hệ cá nhân với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, ngay cả khi
mọi người khác trên hành tinh này nghĩ rằng tôi đã đưa ra quyết định tồi tệ vì
những động lực tầm thường nhất thì tôi biết mình chưa bao giờ tỉnh táo hơn như thế.
LM. MICHAEL RENNIER
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
Chiều
Mùa Chay, 05-03-2024
✽ Khi Tránh Né Ý Chúa – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/09/khi-tranh-ne-y-chua.html
✽ Khi Đức Tin Lung Lay – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/06/khi-uc-tin-lung-lay.html
✽ Khi Bị Quấy Rầy
✽ Điệp Khúc Khốn – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/08/iep-khuc-khon.html
✽ Chúa Hiện Hữu – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/02/chua-giesu-hien-huu.html
✽ Chuyện Luật Lệ – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/03/chuyen-luat-le.html
✽ Tội Khó Tha Thứ – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/03/toi-kho-tha-thu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment