Vào Nước Trời là điều khó lắm thôi
Lỗ kim kia không lớn, rất nhỏ nhoi
Mà lạc đà vẫn dễ chui qua được
Thế thì ai có thể vào Nước Trời?
Những điều mà không thể với loài người
Nhưng với Chúa, mọi sự đều có thể
Liệu người ta sẽ được lợi gì chăng?
Chúa nói rằng khi Con Người vinh quang
Chắc chắn sẽ được ích lợi gấp bội
Đó chính là phần gia nghiệp muôn đời
Nhiều kẻ đầu sẽ phải xuống cuối thôi
Nhiều kẻ chót được lên đầu, đứng trước
Tội chỉ vì không xót thương người nghèo
Nước Trời kia người nghèo cũng chẳng vào
Nếu tham lam, mưu mô và gian lận
Bước chân đi không trở lại bao giờ [1]
Đấng Cứu Độ duy nhất là Giê-su
Là con đường, sự thật và sự sống [2]
TRẦM THIÊN THU
[1] Kinh Kha là người nước Vệ, ông đã rời quê hương vì không được
Vệ Nguyên quân trọng dụng, rồi tới nước Yên. Kinh Kha là môn khách (nhân tài được
trọng dụng) của thái tử Đan, được sai đi ám sát Tần Thủy Hoàng (cai trị 221-210
TCN) nhưng bất thành và bị giết. Khi đi, ông nói với những người tiễn: “Tráng sĩ một đi không trở về.”
[2] Ga 14:6.
✽ Thánh Piô X – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/08/chan-dung-thanh-giao-hoang-pio-x.html
VŨ ĐIỆU LẠC ĐÀ[Niệm ý Mt 19:23-30 ≈ Mc 10:23-31; Lc 18:24-30]
Liều mạng khinh thường, mạo nhận thần linh [1]
Phàm nhân mà dám ngông nghênh
Kẻ ngu xuẩn cứ tưởng mình khôn ngoan
Lạc đà là vật bốn chân
Lêu khêu, lóng ngóng, khó khăn chuyển dời
Bước đi chậm rãi lắm thôi
Làm sao múa điệu cho người mua vui?
Vì nghèo khổ phải ngậm ngùi
Phú ông ỷ lại, chê cười hàn nhân
Thế nên Chúa nói thẳng luôn:
“Nước Trời họ khó bước chân mình vào”
Lạc đà là dạng người giàu
Lỗ kim nó chẳng thể nào chui vô
Giàu không có tội chi mô
Tội là bởi họ khinh chê người nghèo
Thấy người thiếu thốn, gian lao
Cửa lòng họ khép chặt vào, khóa luôn
Người nhà cũng chẳng có phần
Đi làm từ thiện thì ơn ích gì?
Múa hoài vũ điệu lạc đà
Lóng ngóng như gà mắc sợi tóc thôi
Môn sinh sửng sốt cất lời:
“Thế ai được cứu, Thầy ơi, hỡi Thầy?”
Chúa nhìn thẳng, miệng nói ngay:
“Sẽ không thể đối với loài phàm nhân
Thế nhưng Thiên Chúa toàn năng
Mọi điều mọi sự chỉ xoàng mà thôi”
Lạy Thầy – Thiên Chúa Ngôi Lời
Khước từ là chuyện cả đời phàm nhân
Chứ đâu hệ tại vui – buồn
Khổ mà tin mến, phúc phần mai sau
Chỉ xin Thiên Chúa hai điều [2]
Không lừa đảo, cũng chẳng liều dối gian
Xin đừng phải chịu nghèo hèn
Xin đừng giàu có, đủ phần dùng thôi!
Hằng ngày vui phận bầy tôi
Mến Chúa, yêu người đúng luật Ngài ban
Không hề táng tận lương tâm [3]
Mất lòng nhân bởi vì phần táng minh [4]
Chịu luôn táng vị phần mình [5]
Lạy Thiên Chúa, Đấng nhân lành, cứu con!
TRẦM THIÊN THU
[2] Cn 30:7-9a – “Con chỉ xin hai điều, Ngài đừng nỡ chối từ trước khi con nhắm mắt: Xin đẩy xa con lời dối trá và chuyện lọc lừa. Xin ĐỪNG để con túng nghèo, cũng ĐỪNG cho con giàu có; chỉ xin cho con cơm bánh cần dùng, kẻo được quá đầy dư, con sẽ khước từ Ngài.”
[3] Táng tận lương tâm: mất hết cả lòng lành, mất tất cả lương tâm [động từ TÁNG: mất, đánh mất; trạng từ TẬN: đến hết mức giới hạn].
[5] Táng vị: mất địa vị – ý nói “mất cương vị làm con cái Thiên Chúa.”
GIÀU PHÚC GIÀU TỘI
[Niệm ý Mt 19:23-30 ≈ Mc 10:23-31; Lc 18:24-30]
Muốn chui lỗ kim nhỏ
Rán sức mà không thể
Nó đành phải chịu thua
Như truyện ếch và bò [*]
Ếch thấy mình bé nhỏ
Mà bò thì to thế
Nó muốn lớn bằng bò
Ngậm hơi phình bụng to
To nữa và to nữa
Quá căng nên bụng bể
Bong bóng ước vỡ tan
Người giàu có thì sang
Dễ khinh chê người khác
Có thể hóa tội ác
Nên khó vô Nước Trời
Giàu mà biết thương người
Giàu như thế là tốt
Thiên Chúa luôn chúc phúc
Giàu đó là giàu khôn
Đừng để cho bạc tiền
Hóa ma lực điều khiển
Đừng để nó sai khiến
Làm mờ tối tâm hồn
Lạy Thiên Chúa từ nhân
Xin soi đường chân lý
Để hiểu biết mọi lẽ
Sống chuẩn mực giữa đời
Nguồn hạnh phúc là Ngài
Chúng con luôn mơ ước
Xin vượt qua mưu chước
Để thẳng tiến Nước Trời
TRẦM THIÊN THU
[*] Truyện thơ ngụ ngôn của Jean de La Fontain (1621-1695, Pháp).
[Niệm ý Mt 19:23-30 ≈ Mc 10:23-31; Lc 18:24-30]
Nghĩa là sợi chỉ mới vào lọt thôi
Lạc đà to lớn hơn voi
Một trời một vực, đừng đòi chui qua
Lỗ kim là cửa ngày xưa
Không là kim nhỏ giống như thời này
Dẫu là ngoa ngữ mà hay
Ý rằng cửa hẹp phải xoay kéo vào
Muốn thì chẳng khó mấy đâu
Kẻ chẳng muốn vào, đủ lẽ biện minh
Con đường dẫn tới Thiên Đình
Một chiều độc đạo – đường tình, lối yêu
Chúa nào có ép buộc đâu
Mà Ngài chỉ muốn người yêu chân thành
Yêu thì ắt sẽ hy sinh
Nước Trời qua cửa thập hình thênh thang
Nói ngoa mà tuyệt quá chừng
Lỗ kim nhỏ bé mà không khó vào
Lách vào chắc chắn sẽ đau
Lỗ kim Thập Giá – lối vào Thiên Cung
TRẦM THIÊN THU
[Niệm ý Mt 19:23-30 ≈ Mc 10:23-31; Lc 18:24-30]
Không thể nào to lớn bằng con bò
Vì ảo tưởng nên ếch vỡ bụng ra
Tự hại mình bởi ngu ngốc quá cỡ! [*]
Không thể nào chui lọt qua lỗ kim
Người giàu có vào Nước Trời rất khó
Bởi vì lòng còn nặng vương vật chất
Thực sự là khó khăn quá đi thôi!
Dù điều đó không thể với loài người
Nhưng mọi sự có thể với Thiên Chúa
Chúa chẳng để ai phải chịu lỗ đâu
Lỗ đời này thì sẽ lời đời sau
Nên coi chừng chuyện đứng đầu, đứng chót!
TRẦM THIÊN THU
[*] Ngụ ngôn “La Grenouille Qui Veut Se Faire Aussi Grosse Que Le Bœuf” của Jean de La Fontaine.
[Niệm ý Mt 19:23-30 ≈ Mc 10:23-31; Lc 18:24-30]
Mà Ngài chỉ ghét thói kiêu thôi mà
Sự giàu có, thói kiêu sa
Liên quan gần gũi nên lo sợ nhiều
Người ta vênh váo tự kiêu
Bởi ỷ mình giàu nên chẳng xót ai
Cửa Thiên Đàng thấp lắm thôi
Muốn vô thì phải cúi người, khom lưng [*]
Nghĩa là phải biết khiêm nhường
Có khiêm nhường mới thật lòng thương yêu
Cúi đời khác với cúi đầu
Cúi đầu mà vẫn tự kiêu. Ích gì?
Trước hay sau khác nhau xa
Đứng đầu, đứng chót không hề gần nhau
Xác hèn mà trí vươn cao
Vẫn luôn cúi xuống mà yêu thương người
Bây giờ gian khó khắp nơi
Cao – thấp rạch ròi theo nghĩa từ tâm
Lạc đà to lớn xác thân
Nhưng khôn cúi xuống, chủ lên dễ dàng
TRẦM THIÊN THU
[*] “Cửa Thiên Đàng rất thấp, chỉ những người biết hạ mình mới có
thể vào được.” (Thánh Elizabeth Ann Seton, 1774-1821)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment