Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

SỰ KHOAN DUNG CỦA CÔNG ĐỒNG TRENTÔ

Cuộc tranh cãi liên quan đến nghi thức Thánh Lễ năm 1962, đôi khi được gọi là nghi lễ Trentô, phục vụ như một nghiên cứu về sự khoan dung của Công Giáo. Hầu hết mọi người, dù là Công Giáo hay không, đều tin rằng thời đại của chúng ta khoan dung hơn các thời đại trước đó. Tuy nhiên, sự khoan dung hiện đại là điều có chọn lọc, vì nó chỉ được áp dụng cho một số vấn đề nhất định – ngày nay, thường liên quan các hành vi tình dục.

Chẳng hạn, Công Đồng Trentô (1545-1563) thường được cho là đã khởi xướng một giai đoạn không khoan dung trong lịch sử thế giới Công Giáo. Nhưng cũng như rất nhiều chủ đề trong lịch sử của Giáo Hội, thay vào đó, một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt về Công Đồng Trentô cho thấy rằng các nghị phụ của Công Đồng họp ở đó có lẽ đã khoan dung hơn ĐGH Phanxicô hoặc ĐHY Roche.

Rất ít công đồng trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo gặp nhau trong một thời đại bị chia rẽ như Công Đồng Trentô. Quyết định triệu tập công đồng của ĐGH Phaolô III (1534-1549) hoàn toàn là một phần ngoại giao xuất sắc, một phần là phép lạ, do hàng loạt lợi ích và vấn đề mà bất kỳ công đồng tương lai nào cũng phải giải quyết. Thách thức đối với việc giáo huấn Tin Lành có nghĩa là giáo lý của Giáo Hội này, đặc biệt là về sự công chính hóa, phải được xem xét. Nhiều thần học gia và giám mục nghĩ rằng sự chia rẽ về giáo lý giữa Tin Lành và Công Giáo nên là mối quan tâm chính của công đồng.

Vì chính phủ tốt được cho là phụ thuộc vào tôn giáo, nên các quốc vương Công Giáo ở Âu châu cũng có những lo ngại. Đặc biệt, hoàng đế Charles V (1519-1556) của Đức quốc, nơi bắt đầu phong trào Tin Lành, hy vọng rằng hai bên có thể giải quyết được những khác biệt của họ. Ông tìm kiếm một hội đồng tập trung ít hơn vào giáo lý và nhiều hơn vào sự vô kỷ luật của giáo sĩ, điều mà ông tin rằng đã gây ra sự ly giáo.

Theo Charles, công đồng nên cải thiện giáo dục giáo sĩ và thực hiện các biện pháp để loại bỏ lạm dụng; hầu hết những người theo Tin Lành sau đó sẽ trở lại với Công Giáo. Bị sa lầy trong những khó khăn của triều đại, người Pháp không muốn có hội đồng nào cả; họ thích tự mình giải quyết các thách thức tôn giáo và chính trị. Họ đã thất bại, vì hội đàm Poissy năm 1562 không chỉ không hòa giải được Công Giáo và Tin Lành, mà còn dẫn đến Chiến Tranh Tôn Giáo ở Pháp (1562-1589).

Tuy nhiên, một công đồng đã bắt đầu họp tại thị trấn Trentô ở Bắc Ý vào năm 1545. Các nghị phụ công đồng – tất cả các giám mục, những người chịu trách nhiệm trước những người cai trị cũng như Nhà thờ Thánh Mẫu – đã phải nghĩ ra một số cách để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau lúc đó.

Họ rõ ràng là người Rôma, đó là thực tế, trong các nghi thức mà họ nghĩ ra để xử lý công việc của công đồng. Các cuộc tranh luận về giáo lý và kỷ luật sẽ được tổ chức vào những ngày luân phiên. Nếu vào thứ Hai, họ xem xét việc biện minh, thì vào thứ Ba, họ sẽ thảo luận về việc đào tạo luân lý giáo sĩ.

Cho dù các cuộc thảo luận liên quan giáo lý hay kỷ luật, vòng đàm phán đầu tiên đã tạo cơ hội cho các chuyên gia về vấn đề này bày tỏ quan điểm của họ. Tiếp theo, sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia, các giám mục đã có cơ hội tham gia tranh luận. Cuối cùng, một tuyên bố chung sẽ được tập hợp lại. Khi hoàn tất, tuyên bố đó sẽ được đọc cho toàn thể công đồng biểu quyết. Nếu nó được thông qua, một sắc lệnh ràng buộc tất cả người Công Giáo sẽ được ban hành.

So với nhiều công đồng khác trong lịch sử Giáo Hội, kết quả của Trentô thật may mắn là không phức tạp. Chắc chắn có một số sắc lệnh của Trentô đã bị làm ngơ trong nhiều thập kỷ, thường là vì những lý do dễ hiểu. Đôi khi nhân sự cần thiết để thực hiện chúng đơn giản là không có sẵn. Trong những trường hợp khác, sự thận trọng khiến các giám mục tiến hành chậm rãi. Kinh phí cũng có thể là một trở ngại, cũng như việc từ chối cho phép các sắc lệnh của Trentô được đọc trong các nhà thờ.

Tuy nhiên, sự bất đồng công khai đối với các sắc lệnh của Công Đồng Trentô là rất hiếm. Các sắc lệnh về giáo lý đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ thế giới Công Giáo, cũng như xác định rằng việc thờ phượng của Công Giáo vẫn bằng tiếng Latinh, với linh mục phải đối mặt với “ad orientem” (hướng về phía đông) – hoặc “ad apsidem” (hướng về cung thánh hoặc nhà tạm) trong phần Phụng Vụ Thánh Thể. Các giám mục cũng tán thành quyết định của Công Đồng Trentô rằng họ nên thành lập các chủng viện để đào tạo trí tuệ và đạo đức cho các giáo sĩ giáo phận – mặc dù nền tảng của những trường mới này rất tốn kém và đôi khi khó tìm được giáo viên có trình độ, đặc biệt là trong giai đoạn ngay sau công đồng.

Tại sao Công Đồng Trentô lại thành công như vậy, trong khi có quá nhiều công đồng khác trong lịch sử Giáo Hội gặp thách thức hoặc tiếp tục chia rẽ? Một lý do chính là các nghi thức của Trentô. Các nghị phụ quản lý để cung cấp cho hầu như tất cả các bên quan tâm một phiên điều trần rộng rãi. Tuy nhiên, quan trọng hơn là các phiếu bầu về các nghị định của công đồng tương lai phải được nhất trí. Một lá phiếu phản đối duy nhất đã đưa một sắc lệnh trở lại quá trình soạn thảo, hoặc nhiều khả năng hơn, khiến các nghị phụ của công đồng phủ quyết hoàn toàn.

Vì vậy, khi các nghị phụ không thể nhất trí về một vấn đề, họ không nói gì, và không đồng ý, không gợi ý ly giáo hoặc chia rẽ. Có lẽ lịch sử của Công Đồng Trentô giúp giải quyết những chia rẽ hiện tại của chúng ta trong Giáo Hội. Thay vì cho rằng những người Công Giáo theo chủ nghĩa truyền thống có những quan điểm nguy hiểm, thì trong mọi hoạt động từ thiện, điều tốt nhất nên nghĩ đến họ – điều mà Thánh Inhaxiô khuyên. Họ không thể chỉ đơn giản là bị bỏ lại một mình?

Lịch sử của Công Đồng Trentô và của Giáo Hội Công Giáo qua các thời đại là một tập hợp dường như có thể bao gồm nhiều loại quà tặng khác nhau (như Thánh Phaolô gợi ý), giống như nhà thờ thời Trung Cổ đã đón nhận các tu sĩ Dòng Biển Đức, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và Dòng Xitô, trong số các dòng khác. Công Đồng Trentô vinh danh di sản đó; công đồng đã tìm thấy chỗ cho tất cả các tín hữu trung thành trong cộng đồng Công Giáo. Đối với tất cả những lời hoa mỹ trong một số nhóm hiện nay về việc chào đón người lạ, nhiều người Công Giáo và các nhà lãnh đạo của họ – khá rõ ràng – không thể làm hài lòng một số người hàng xóm của họ.

Khi bắt đầu lịch sử của chúng ta, Thiên Chúa đã hứa với Ápraham rằng thành Sôđôm sẽ không bị hủy diệt nếu chỉ tìm thấy mười người công chính trong hang ổ tội lỗi đó. Các nhà hữu trách của Giáo Hội không nên thể hiện sự kiên nhẫn thiêng liêng như vậy sao?

ROBERT W. SHAFFERN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Lễ Đức Mẹ Mông Triệu – 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment