Hãy giúp đỡ các Kitô hữu sa ngã biết trở lại bằng
cách dạy họ tái yêu mến Đức Kitô và Giáo Hội.
Phải làm gì với các Kitô hữu sa ngã? Các Kitô hữu này không đến nhà thờ vì họ không nghe các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Lm. Joseph Breen ở
Nashville đề nghị trong một đoạn video trên website của giáo xứ của ngài (và đã
gỡ bỏ) rằng những người này có cách nhìn sai lệch mà họ cần chấp nhận các giáo huấn
này. Ngài nói rằng là người trưởng thành thì họ không cần phải vâng lời gì cả
nhưng với “tinh thần của Chúa” thì lương tâm là tối thượng.
Mỉa mai thay, Lm.
Breen viện dẫn một giáo huấn của Giáo Hội để bảo vệ việc từ bỏ giáo huấn của Giáo
Hội. Ngài có thể biết qui luật có trong giáo lý: “Người ta phải luôn vâng lời
quyết định nào đó của lương tâm mình.” (số 1790) Ngài từ bỏ quy luật có trong Hiến
chế Tín lý “Lumen Gentium,” [*] số 25: “Về
vấn đề đức tin và luân lý, các giám mục nói nhân danh Đức Kitô và các Kitô hữu
sẽ chấp nhận giáo huấn của các ngài, tôn trọng các giáo huấn với sự đồng tâm
tôn giáo.” Lm. Breen tin những gì ngài muốn tin và từ chối những cái khác.
Làm sao điều đó
có thể là thật mà các Kitô hữu phải theo lương tâm và phải theo các giáo huấn
của Giáo Hội?
Trước tiên, chúng
ta phải hiểu rằng lương tâm không tương đương với tư tưởng, ý kiến hoặc phán
đoán của chúng ta. Giáo lý (số 1776) xác định lương tâm là phần nội tâm mà
chúng ta lắng nghe tiếng Chúa hướng dẫn các động thái của chúng ta. Như vậy khi
ai đó tự vấn lương tâm, câu được hỏi không phải là “Tôi có nghĩ hành động này
tốt hay xấu không?” mà là “Thiên Chúa có xét đoán hành động này tốt hay xấu không?”
Và Thiên Chúa nói với lương tâm những người Công Giáo qua Giáo Hội.
Nếu một người Công
Giáo cân nhắc làm điều gì đó mà Giáo Hội cho là sai, người đó có thể chắc chắn
mình đã không lắng nghe tiếng lương tâm, nhưng có “tiếng nói” nào đó đã khiến
người đó chú ý.
Hãy cân nhắc vấn
đề lương tâm loại này: “Vợ tôi sống trong
tình trạng lãnh cảm kinh niên. Vậy có trái luân lý đối với tôi khi tôi quan hệ
với cô thư ký dễ thương còn độc thân không? Chúng tôi sẽ kết hôn nếu có thể,
nhưng vợ tôi còn sống nên chưa thể kết hôn.”
Giả sử người
chồng bất hạnh này nói rằng anh ta nghĩ lương tâm mình trong sáng về điểm này –
anh ta không nghĩ mình ngoại tình vì vợ anh ta không thực hiện được thiên chức
làm vợ. Thiên Chúa biết mức độ lầm lẫn của người đàn ông này và mức độ cố gắng
xử lý vấn đề này. Nhưng một linh mục Công Giáo sẽ không phải nói với người đàn
ông này rằng: “Xin lỗi, nhưng ông chưa tự
vấn lương tâm. Thiên Chúa rõ ràng về vấn đề này: Ngoại tình là lỗi điều răn thứ
sáu với người không là vợ hoặc chồng mình, và chính xác bạn làm gì.”
Những người đàn
ông làm ngơ giáo huấn Giáo Hội như vậy vẫn được
tham dự Thánh Lễ nhưng không được
rước lễ.
Hãy cân nhắc một
vấn đề khác: “Tôi có nên có con bằng cách
thụ tinh trong ống nghiệm?” Tôi e rằng người Công Giáo hỏi câu hỏi này theo
ý riêng. “Thiên Chúa có đồng ý tôi có con
bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?” Khi nói chuyện với Thiên Chúa từ
trong tâm khảm mình thì thường nghe được tiếng Chúa nói: “Con là người Công Giáo, Ta đã thiết lập Giáo Hội để hướng dẫn con
trong các quyết định như thế; hãy nhờ Giáo Hội hướng dẫn, và con sẽ nghe thấy tiếng
Ta nói về vấn đề này.”
Người phụ nữ này
phải làm điều Giáo Hội buộc làm: “Hãy
hình thành lương tâm của chị ta.” (GLCG, số 1783-87) Việc hình thành lương
tâm liên quan việc đọc các tài liệu của Giáo Hội, làm sáng tỏ các điểm khúc
mắc, và cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn đến chân lý. Sau cùng, nếu chị ta vẫn
không tin thụ tinh trong ống nghiệm là bình thường, vậy chị ta có thoải mái
dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và vẫn là người Công Giáo tốt không?
Chỉ Thiên Chúa
khả dĩ biết nguyên nhân gây lầm lẫn ở chị, nhưng bất kỳ linh mục Công Giáo nào
cũng cho chị biết chị đang vi phạm Luật Chúa và không thanh thản để rước Thánh
Thể, mặc dù chị vẫn được đến nhà thờ.
Lm. Breen có ủng
hộ những người nói trên làm đúng khi họ
theo “lương tâm của mình”? Lm. Bren có cho rằng có các giáo huấn của Giáo Hội
mà một người Công Giáo không thanh thản bất đồng ý kiến về nền tảng lương tâm?
Các giáo huấn về phân biệt chủng tộc, về lòng tham,…?
Ngài có thể phản
ứng rằng các loại giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về sự tuân
phục (vâng lời). Đúng là chính Giáo Hội dạy rằng các giáo huấn khác nhau đòi
hỏi các mức độ khác nhau về lòng trung thành, nhưng các vấn đề này được Lm.
Breen liệt kê là không bắt buộc Giáo Hội dạy đòi hỏi “tán đồng tôn giáo”
(religious assent).
Chúng ta nên làm
gì để đưa những người sa ngã trở về với Giáo Hội? Lm. Breen khuyên chúng ta làm
cho Giáo Hội trở nên một nơi mời gọi nhiều hơn, và ngài tin Giáo Hội sẽ đón
tiếp cởi mở với các Giáo Hội cho phép ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh
mục được kết hôn.
Lm. Breen sẽ cung
cấp những gì các Giáo Hội này không cung cấp? Một số điều xa hoa, điều gì có
thể cạnh tranh? Các Bí tích?
Giá trị của các
bí tích tùy vào một cấu trúc nào đó của Giáo Hội có căn nguyên trong giá trị
của quyền giáo hoàng. Nhưng Lm. Breen đặt vấn đề quyền giáo hoàng, và ngài
khuyến khích giáo dân làm như vậy. Một sai lầm lớn trong lời đề nghị của ngài
là các Giáo Hội Tin Lành đang suy giảm mau chóng về số tín đồ, không phát
triển. Tôi e rằng tín đồ của họ sẽ suy giảm hơn như những người Công Giáo sa
ngã đã không còn cầu nguyện chung với nhau nữa.
Hãy để tôi đưa ra
cách phục hồi những người Công Giáo sa ngã: Có điều gì đó đáng trở về với Giáo Hội.
Các linh mục nên chứng tỏ tình yêu mãnh liệt dành cho Đức Kitô,
cho Giáo Hội và cho giáo hoàng. Họ nên làm
mọi thứ khả thi để giúp giáo đoàn yêu mến Đức Kitô và Giáo Hội. Họ nên khuyến khích giáo dân đọc Kinh Thánh và
lãnh nhận các bí tích. Họ nên tìm nhiều
cách để giúp giáo dân hiểu và chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội về các vấn
nạn, đồng thời truyền cảm hứng cho
giáo dân sống đời sống Kitô hữu triệt để.
Những người Công Giáo này sẽ đi vào lòng đời
như những “nhà máy ân sủng” và là các chứng nhân am tường niềm tin của
mình. Tôi e rằng cả những người Công Giáo sa ngã và những người chưa theo đạo
đều có thể tìm thấy Giáo Hội Công Giáo có điều gì đó để cho họ mà họ không tìm
thấy nơi nào khác trên thế gian này.
JANET SMITH
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)
[*] Hiến chế “Ánh
Sáng Muôn Dân” của Công Đồng Vatican II. Mục đích được tuyên bố có hai phần: Giải
thích bản tính của Giáo Hội “như dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với
Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại,” làm sáng tỏ bản tính và sứ
mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới như là bí tích cứu độ nhân
loại. Đặc điểm độc đáo của hiến chế là Chú Thích Sơ Khởi, được đưa thêm vào văn
kiện của Công Đồng theo lệnh ĐGH Phaolô VI để làm sáng tỏ ý nghĩa của tính cộng
đoàn nơi hàng giám mục, nói rằng cộng đoàn giám mục không có quyền bính mà
không tùy thuộc và hiệp thông với Giám Mục Rôma. (ngày 21-11-1964)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment