Nghe lòng hiu quạnh điệu buồn phiêu du
Băn khoăn gõ nhịp ngái xa
Hòa âm gian khổ, nắng mưa vô thường
Dấu thăng, dấu giáng bất thường
Bổng trầm giai điệu bâng khuâng sớm chiều
Sao chỉ thấy những nốt đau nỗi đời
Lúc âm thể thứ chơi vơi
Lúc âm thể trưởng mà vui không đầy
Chông chênh những quãng lạc loài
Khúc-nhạc-cuộc-đời điệu thức liêu trai
Nỗi niềm thế kỷ bồi hồi nhạc, thơ
Khóc, cười. Sớm, tối. Ngu ngơ!
Bâng khuâng Nhật Nguyệt, nắng mưa tháng ngày
Oằn vai trĩu gánh đọa đày
Biết về đâu giữa lạc loài trùng khơi!
Ầu ơ điệu lý chơi vơi
Một đời cỏ dại cuối trời xa xăm
Khoảng trời sương gió trở trăn
Bao mơ ước vẫn miên man một đời!
Chưa rành Việt ngữ, đáng buồn hay chăng?
Học ngoại ngữ, thế mới sang
Hay là ảo tưởng, mơ màng viển vông?
Học đòi ba chữ hóa ngông
Tiếng Việt chưa chuẩn, sao không trau dồi?
Chấm câu, chính tả,… quá tồi
Ôi chao, quốc ngữ cái thời ngày nay!
Học hành cấp tốc ít ngày
Thế rồi đi dạy, thật “oai” quá chừng!
Thi nhau lấy điểm, lập công
Học nhiều cho lắm vẫn không ra gì
Buồn cho quốc ngữ nước nhà
Thương cho chữ S – bến bờ Việt Nam!
TRẦM THIÊN THU
[*] Phạm Quỳnh.
THÔNG TIN và CUỘC SỐNG
Ngày nay ti-vi là loại thông tin đại chúng
phổ biến, hầu như ai cũng có, cách riêng là facebook. Nhưng cách xem ti-vi thì không phải ai cũng như
nhau. Xem ti-vi vẫn khả dĩ thể hiện “bản lĩnh” và “trình độ.” Đối với radio và facebook cũng
vậy. Cách nghe và đọc cũng khả dĩ thể hiện tính cách một con người.
Ngày nay còn có một loại phương tiện truyền
thông phổ biến khác là Internet, cũng tốt và cũng xấu: Con dao hai lưỡi!
Vâng, có thể chúng ta cho điều đó chỉ là…
“chuyện nhỏ.” Nhưng chuyện NHỎ hay LỚN đều mang ý nghĩa khác nhau trong cuộc
sống. Chết là “thất bại” hay là “mối lợi” còn tùy thuộc mỗi người – dù không ai
tránh khỏi Tử Thần. Cuộc đời ai cũng có những ước mơ, nhưng có những người “mơ
cũng không thấy” – theo cách nói “rất bình dân.”
Tôi rất tâm đắc câu nói của đại văn hào
Shakespeare: “Có những người sinh ra
được sự nổi tiếng rơi vào mình, có nhưng người tìm mãi cũng thấy, nhưng có
những người tìm cả đời cũng không thấy.” Sự nổi tiếng ở đây chúng ta cần
hiểu theo nhiều dạng, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, và với nhiều cấp độ khác
nhau.
Những chương trình trên các đài truyền hình
mang tính nhân đạo như Vượt Lên Chính Mình, Vòng Tay Nhân Ái, Thắp Sáng Ước Mơ,
Vượt Qua Hiểm Nghèo, Ngôi Nhà Mơ Ước, Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly,… thiết tưởng
rất cần được “nhân rộng.” Mỗi chương trình có loại khán giả RẤT RIÊNG, đó là
điều tất nhiên. Nhưng nếu vì lợi nhuận mà cứ “chạy theo” thị trường thì đôi khi
có những chương trình thiếu tính giáo dục cao và chỉ vớ vẩn và nhảm nhí.
Trong các chương trình mang tính nhân đạo, có
những “mảnh đời” thực sự đáng thương, ngoài “khả năng” một người bình thường –
dù với họ rất… bình thường. Cuộc sống họ đơn nghèo và nhỏ bé, nhưng tâm hồn họ
lại phong phú và vĩ đại. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống đích thực. Có lần trong
chương trình Thắp Sáng Ước Mơ trên HTV 7, em Huyền nói: “Em không dám ước mơ nghề nghiệp.” Nghe
bình thường thì chúng ta có thể “trách,” nhưng hiểu ra thì thật đáng thương.
Vâng, ngay cả ước mơ mà em cũng “không dám mơ.”
Trên đài phát thanh VOV (Đài Tiếng Nói Việt
Nam), 22 giờ 30 hằng đêm có chương trình “Bạn Hãy Nói Với Chúng Tôi” mà trước đây tôi thường theo dõi. Có thể nói là đủ hoàn cảnh éo le về mọi độ tuổi và mọi
lĩnh vực đời sống – từ trẻ đến già, từ sang đến hèn, cả nam và nữ,… Họ là những
người bị bế tắc, họ chạy đến với nhà đài. Người tư vấn không phải là các chuyên
gia mà chính là mọi người thuộc mọi tầng lớp ở khắp nước, từ Bắc chí Nam, tư
vấn qua điện thoại hoặc e-mail. Rất nhiều người đã lấy lại mức cân bằng cuộc
sống nhờ những nhà tư vấn không chuyên đó. Thực sự bổ ích dù chỉ là thính giả!
Cuộc đời còn có bao người đau khổ (tinh thần
hoặc vật chất). Có nhiều kẻ xấu nhưng cũng có nhiều người tốt. Nói yêu thương
thì quá dễ, nhưng thực hành yêu thương thì… không dễ. Nhiều người còn đang
nghèo khổ, thiếu thốn đủ điều, thiếu thốn ngay cả những gì “cơ bản” nhất của
cuộc sống, vậy mà chúng ta chỉ nói suông thì có ích lợi gì? Thế nào là GIÀU và
thế nào là NGHÈO? Không có thước đo. Nhưng kinh nghiệm sống cho chúng ta biết
rõ nhất.
Và không thể nói suông mà phải hành động cụ
thể. Thánh Giacôbê so sánh dùng hình ảnh “thân xác với hơi thở” và minh
định: “Đức tin không có hành động
thì quả là đức tin chết.” (Gc 2:17 và 26)
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment