Nietzsche (1844-1900, người Đức) là nhà phê
bình về các nhân đức Kitô giáo mà ông cho rằng đã làm suy yếu con người, cản
trở ý chí vươn tới sức mạnh của họ. Phù hợp với suy nghĩ của ông, chúng ta có
những câu như “meekness is weakness” (hiền lành là yếu đuối – thẳng thắn thường
thua thiệt), “chastity is it own punishment” (tiết hạnh là trừng phạt chính
mình), “faith is foolish” (tin tưởng là ngu xuẩn), và “hope is for losers” (hy
vọng dành cho những kẻ thua cuộc). Ông đã nhân cách hóa quan điểm rằng đức hạnh
có thể làm tổn thương bạn.
Nhưng Nietzsche đã không sống đúng với hình
ảnh “siêu nhân” đó. Ở tuổi 45, ông bị mất hoàn toàn các khả năng tinh thần vì
chứng tê liệt. Ông dành những năm còn lại của mình nhờ sự chăm sóc của người mẹ
cho đến khi bà qua đời năm 1897, sau đó là người chị của ông – bà Elisabeth.
Cuối cùng, người đàn ông đó tìm cách giải thoát mình khỏi các nhân đức Kitô
giáo. Ông “nổi tiếng” với lời tuyên bố phạm thượng: “Thiên Chúa đã chết!”
Đối với Kierkegaard (1813-1855, người Đan Mạch),
một Kitô hữu vững tin vào Thiên Chúa, không có gì quan trọng hơn đối với con
người ngoài tình yêu. Ông viết: “Tất cả
những gì tôi biết chắc chắn: Thiên Chúa là tình yêu. Ngay cả khi tôi đã nhầm lẫn
về điểm này hay điểm kia: Thiên Chúa vẫn là tình yêu.” Khả năng yêu thương
của chúng ta là kết quả của tình yêu Thiên Chúa chảy vào chúng ta. Trong một
đoạn văn khá hay, ông viết: “Như hồ nước
yên tĩnh được nuôi dưỡng bởi dòng chảy của các suối ẩn giấu mà mắt thường không
nhìn thấy, vì thế tình yêu của con người dựa trên tình yêu của Thiên Chúa. Nếu
không có mùa xuân ở dưới đáy, nếu Thiên Chúa không có tình yêu, sẽ không có cái
hồ và tình yêu của con người.”
Có một giới hạn cố hữu trong tình yêu. Mặc dù
Thiên Chúa có thể gởi tình yêu của Ngài trực tiếp vào chúng ta, nhưng chúng ta
không thể làm điều tương tự với những người lân cận. Chỉ nói suông với những
người mà bạn yêu thương họ thì không đủ. Chúng ta cần một sợi dây liên kết hoặc
một ống dẫn để chúng ta chuyển tình yêu của mình một cách thiết thực đến những
người chúng ta yêu thương. Người lính cứu hỏa không thể dập tắt đám cháy, mặc
dù anh ta tiếp cận với một lượng nước khổng lồ nếu không sử dụng ống dẫn. Tương
tự, để hướng tình yêu đến nơi cần thiết thì phải có ống dẫn, và ống dẫn đó
chính là nhân đức.
Cũng giống như một người có nhiều nhu cầu,
cần phải có nhiều đức tính để có thể quản lý đối với mỗi nhu cầu. Tính kiên
nhẫn truyền tình yêu cho một người đang bực bội, truyền hy vọng cho một người
đang nản chí, và truyền lòng trắc ẩn cho một người đang đau khổ. Tình yêu tự thể
hiện với bất cứ ai thông qua sự nhã nhặn, công bằng và tử tế. Lòng hiếu thảo bày
tỏ tình yêu thương với tổ tiên, vui vẻ với những người buồn phiền, và tôn kính
đối với tất cả những điều thánh thiện.
Sự dũng cảm là đức tính cho chúng ta sức mạnh
để giúp đỡ người khác khi chúng ta đặt mình vào sự nguy hiểm. Sự trinh tiết tôn
trọng sự toàn vẹn tình dục của người khác, điều mà sự chân thành thể hiện tính
trung thực và cởi mở của chúng ta với họ. Sự biết ơn là lời cảm ơn của chúng ta
vì được yêu thương. Sự đại lượng là tình yêu của chúng ta vì được yêu thương.
Càng có nhiều đức tính chúng ta càng có khả
năng tốt hơn để giúp đỡ người khác. Các đức tính của chúng ta xác định tính
cách của chúng ta. Đức hạnh là đại sứ tình yêu tạo ra hiệu ứng chào mừng ở bất
cứ nơi nào nó được chỉ định. Một người thợ máy không được chuẩn bị để đi vào lĩnh
vực kinh doanh trừ khi anh ta có nhiều công cụ khác nhau vì lý do đơn giản là chiếc
ô tô có thể gặp bất kỳ vấn đề nào.
Có rất nhiều đức tính giống như người bắn cung
có rất nhiều mũi tên. Tách biệt đức hạnh khỏi thói xấu có thể là thách thứ, như
G. K. Chesterton nhận xét: “Loại triết
học mới thường có nghĩa là trong thực tế ca ngợi một thói xấu cũ nào đó.”
Tuy nhiên, cách đáng tin cậy để phân biệt các nhân đức với thói xấu là nhận biết
rằng trung tâm của mọi nhân đức là tình yêu thương.
Thói xấu đưa chúng ta ngược chiều với tình
yêu. Đó là hủy hoại tính cách của chúng ta và chính xác là cái giá đáng sợ.
Chúng ta có thể đổi tựa đề bài tiểu luận ngắn gọn này để phù hợp với thực tế: Thói
Xấu Phải Trả Giá Nhưng Đức Hạnh Không Bao Giờ Bỏ Rơi Bạn.
TS. DONALD DEMARCO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Ngày
đầu tháng 09-2022
✽ Nhân Đức & Thói Xấu – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/02/nhan-uc-va-thoi-xau.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment