Giáo Hội, hôn nhân, gia đình, cũng như xã hội nói chung đang trải qua một cuộc khủng hoảng với tỷ lệ nghiêm trọng. Nhiều người đang cảm thấy vô vọng. Tất cả mọi người sẽ đồng ý rằng điều tối cần thiết là hy vọng. Nhưng chúng ta phải đặt một cái gì đó dưới sự hy vọng của mình để biến nó thành hiện thực. Hy vọng chúng ta cần không phải là một mong muốn đơn thuần.
Nếu chúng ta hy vọng chiếc giày vừa vặn,
trước tiên nên đo bàn chân. Nếu chúng ta hy vọng giảm cân thì nên ăn kiêng và
tập thể dục. Hy vọng cần nền tảng. Vậy chúng ta nên làm gì để hy vọng của chúng
ta trở thành hiện thực? Bài viết này trình bày năm lý do để hỗ trợ hy vọng đó.
Hơn 800 năm trước, một giáo dân nghèo đã cầu
nguyện trong nhà thờ xứ bị đổ nát. Khi ngước nhìn Đức Kitô trên Thập Giá, ông thốt
lên lời cầu này: “Lạy Thiên Chúa vĩ đại
và vinh hiển, lạy Chúa Giêsu Kitô của con! Xin Ngài soi sáng cho con và giải
trừ bóng tối trong tâm hồn con! Xin cho con đức tin thực sự, mục đích vững chắc
và đức ái hoàn hảo. Lạy Chúa, xin ban cho con biết Chúa rõ ràng để con có thể
hành động theo ánh sáng của Ngài và phù hợp với Thánh Ý Ngài trong mọi sự!”
Từ trên Thánh Giá, một giọng nói vang lên với
anh ta: “Francesco, va e ripara la mia
casa che, come vedi, e tutta in rovina.” [Phanxicô, hãy đi sửa lại ngôi nhà
của Ta, vì như con có thể thấy, tất cả trong cảnh đổ nát.] Khi lời này,
Phanxicô ngây ngất trong trạng thái xuất thần.
Sự trao đổi bằng lời nói này xuất xứ từ một
nguồn đáng tin cậy, từ ngòi bút của Thánh Bonaventura (1221-1274), người đã
viết cuốn “Cuộc Đời Phanxicô.” Theo thần học gia và triết gia vĩ đại dòng
Phanxicô này, Chúa Kitô đã áp dụng những lời của Ngài cho nhiều điều khác hơn
là nhà thờ đổ nát ở San Damiano, tức là cho Giáo Hội nói chung. Trong ngôn ngữ
Ý, các chữ “casa” (ngôi nhà) và “chiesa” (nhà thờ) có cấu trúc tương tự nhau và
gợi ý một sự thân thiết nhất định giữa ngôi nhà và nhà thờ. Thậm chí sự giống
nhau đó còn rõ ràng hơn trong tiếng Latinh giữa các từ “ecclesiola” (nhà thờ
nhỏ) và “Ecclesia” (Giáo Hội). Ngôi nhà, gia đình và Giáo Hội phải được hiệp
nhất mật thiết với nhau để bất kỳ ai trong số họ đều có thể thịnh vượng.
Kinh nghiệm của Thánh Phanxicô Assisi trong
nhà thờ tồi tàn đó cung cấp cho chúng ta 5 lý do để hy vọng.
1. Cuộc khủng hoảng hiện nay trong Giáo Hội
không phải là duy nhất. Các cuộc khủng hoảng đã xảy ra trước đây nhưng Giáo Hội
đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Kiến thức về lịch sử có thể là nguồn an ủi
và động lực. Quan điểm có thể giúp đỡ để chúng ta không bỏ cuộc.
2. Thánh Phanxicô, còn gọi là “Poverello,” vì
chấp nhận nghèo khó và là một giáo dân khiêm tốn. Vì vậy, chúng ta có thể nhìn
đến giáo dân để đóng góp đáng kể vào việc xây dựng lại Giáo Hội, và chính Giáo
Hội sẽ được đổi mới từ nền tảng. Giáo dân có thể chủ động, họ không cần phải
đợi các giáo sĩ giao nhiệm vụ.
3. Rõ ràng trong lời Chúa nói với Phanxicô
rằng Ngài muốn Giáo Hội của Ngài được sửa chữa. Phần còn lại của giải pháp nằm
ở việc chúng ta tìm cách hợp tác với ân sủng của Thiên Chúa. Ngài nắm quyền và
sẽ không để cho các tôi tớ trung thành của Ngài phải thất bại.
4. Chúa Giêsu nói với Phanxicô từ Thập Giá.
Con đường đổi mới sẽ không dễ dàng, đòi hỏi nhiều hy sinh như Chúa Giêsu xác
định: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa
rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó.
Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”
(Mt 7:13-14) Thập Giá đối lập trực tiếp với đường lối của thế gian.
5. Việc Phanxicô cầu xin Thiên Chúa ban đức
tin, hy vọng và lòng bác ái cho thấy tầm quan trọng không chỉ của các nhân đức
siêu nhiên này, mà còn cả các đức tính hằng ngày như lịch sự, khiết tịnh, từ
bi, chăm sóc,... Khi chúng ta cư xử một cách đạo đức là chúng ta đang sống cuộc
đời của Đức Kitô. Bằng cách noi gương Ngài, chúng ta cũng góp phần vào việc sửa
chữa Giáo Hội của Ngài.
Như đã nói trên đây, 5 lý do này đều ủng hộ niềm
hy vọng của chúng ta, cung cấp nền tảng cho sự hy vọng thực sự. Viễn cảnh, vai
trò giáo dân, lời Chúa hứa hợp tác, đánh giá Con Đường Thập Giá, và sự sẵn lòng
sống đạo đức của chúng ta, cung cấp những viên gạch vững chắc mở đường cho sự
đổi mới của Giáo Hội hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Chúng ta có thể được khuyến khích và truyền
cảm hứng bởi những lời nói và di sản của hai vị thánh Phan Sinh vĩ đại: Thánh Phanxicô
Assisi và Thánh TS Bonaventura. Các ngài sống ở thế kỷ XIII, nhưng tấm gương
của họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta về mặt tinh thần và cung cấp niềm hy
vọng cho chúng ta.
Ước gì chúng ta có thể cầu nguyện với lòng
khiêm nhường chân thành như Thánh Phanxicô!
TS DONALD DEMARCO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Sinh
Nhật Đức Mẹ, 08-09-2022
Đến Nơi Đức Mẹ Sinh Ra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment