Một người mẹ đã nói với tôi: “Con tôi không muốn lần hạt Mân Côi chung với chúng tôi. Tôi không biết phải làm gì nữa!” Người mẹ ấy bày tỏ mối quan ngại mà tôi đã từng nghe từ rất nhiều cha mẹ – làm cách nào để con tôi lần hạt Mân Côi?
Tôi phải làm gì nếu đó là một cuộc chiến? Điều gì xảy ra nếu họ không thể tập trung? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tiếp tục làm gián đoạn những lời cầu nguyện? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ làm tất cả những điều đó và chúng không còn là trẻ con nữa?
Trước khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì, chúng
ta phải cân nhắc hai điều. Thứ nhất, mục đích của chúng ta trong việc giáo dục
cho con cái và giúp chúng phát triển đời sống đạo là gì? Thứ hai, thần học đằng
sau việc lần hạt Mân Côi và lòng sùng kính Đức Mẹ là gì, và làm thế nào chúng
ta có thể áp dụng điều đó vào thực tế gia đình mình?
1. GIÁO DỤC VÀ QUY LUẬT
Nền tảng giáo dục và công việc của tôi là dạy
giáo lý, và điều mà tôi đã thấy các bậc cha mẹ – kể cả các giáo lý viên – luôn phải
vật lộn là cách dạy đức tin cho trẻ em, đồng thời làm cho chúng muốn học hỏi về
đức tin.
Tôi nghĩ rằng có một vai trò đối với các
nghiên cứu thần học. Đối với các học trò lớn, chúng có thể sẵn sàng theo đuổi
việc nghiên cứu đức tin theo cách học thuật hơn. Là một người có bằng tốt
nghiệp thần học, tôi hết lòng ủng hộ việc nghiên cứu học thuật về “nữ hoàng của
các khoa học.” Tuy nhiên, trước đó, các giáo viên và giáo lý viên nên bớt chú ý
việc tìm kiếm sách giáo khoa và các hoạt động phù hợp, mà quan tâm nhiều hơn
đến việc đào tạo các đệ tử. Thật vậy, đệ tử là học trò, nhưng là học trò mà
cách sống của người thầy đã được truyền thụ. Khi dạy con cái về đức tin, chúng
ta không được coi là “người thầy” mà chúng noi theo. Chúng ta có ý định hướng
chúng đến Người Thầy đích thực là Đức Giêsu Kitô.
Theo nghĩa này, tôi thực sự tin rằng để việc
dạy giáo lý thành công hơn, chúng ta cần có sự thay đổi căn bản trong cách
chúng ta thực hiện công việc. Giáo lý không chỉ là học hỏi về Chúa Giêsu Kitô,
mà điều đó thu hút vào mối quan hệ với Ngài.
Với sự nhấn mạnh này về mối quan hệ trong
việc dạy giáo lý, cách mà bạn dạy trẻ em về đức tin nhất thiết sẽ thay đổi.
Chẳng hạn, việc dạy về Bí tích Thánh Thể không chỉ là việc ghi nhớ các sự kiện
hay nghi lễ: “Bánh và rượu trở nên Mình
và Máu Chúa Kitô, và đây là cách chúng ta lãnh nhận.” Hơn nữa, khi được
thấm sâu trong mối quan hệ, cách bạn trình bày giáo lý trở nên phong phú hơn: “Để luôn ở với chúng ta, Chúa Giêsu đã ban
cho chúng ta món quà Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly. Hãy suy nghĩ rằng Thiên Chúa
là Đấng vĩ đại hơn chúng ta có thể tưởng tượng, Ngài đã biến chính Ngài trở nên
nhỏ bé trong tấm bánh và chờ đợi chúng ta nơi Nhà Tạm. Ngài không chỉ muốn bạn lãnh
nhận Ngài, Ngài muốn chúng ta kết hiệp với Ngài, được Ngài yêu thương, ngự vào
lòng chúng ta, mỗi khi chúng ta lãnh nhận Ngài.”
Bạn có thấy sự khác biệt? Cách dạy giáo lý
thứ hai trình bày đầy đủ giáo huấn của Giáo Hội, đồng thời đặt nó trong bối
cảnh cho trẻ thấy tại sao điều này lại quan trọng đối với cuộc sống của chúng.
Bây giờ chúng ta hãy xem điều này áp dụng như thế nào đối với Chuỗi Mân Côi.
2. ĐỨC MẸ VÀ VÒNG TAY NGƯỜI MẸ
Trong những năm gần đây, sách vở, đồ chơi và
ứng dụng dành cho trẻ em Công giáo đã bùng nổ. Khi đứa con đầu lòng của tôi
được sinh ra hơn mười năm trước, tôi nhớ đã làm những món đồ chơi và dụng cụ
nhỏ để dạy con về đức tin. Bây giờ, không cần nữa, vì nhiều thứ luôn có sẵn!
Tuy nhiên, một điều mà không cuốn sách, đồ
chơi hay ứng dụng nào có thể truyền đạt được đó là kinh nghiệm sống của mối
quan hệ với người khác. Để một đứa trẻ hiểu và tin vào tình yêu thương của Thiên
Chúa dành cho chúng, điều đó giúp có kinh nghiệm sống về một người cha nhân loại
yêu thương chúng, chăm sóc chúng và gìn giữ chúng an toàn.
Tương tự, mặc dù lòng sùng kính Đức Mẹ có thể
thực hiện được mà không cần đứa trẻ có mẹ khỏe mạnh, lòng sùng kính Đức Mẹ dễ
nuôi dưỡng hơn nhiều nếu đứa trẻ có kinh nghiệm sống về người mẹ yêu thương
chúng, gìn giữ chúng, trình bày và lắng nghe chúng – với nhiều yêu cầu và câu
hỏi của chúng. Bước đầu tiên trong việc cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ nơi trẻ em
là giúp các bà mẹ thực hiện ơn gọi của mình. Một người mẹ lành mạnh dạy con về
tình yêu thương theo cách mà không ai khác có thể làm được, mặc dù những người
cha độc thân đôi khi có thể và làm được một số vai trò khi người mẹ không còn
sống hoặc vắng mặt. Đó là khí cụ mạnh mẽ trong việc nuôi dưỡng lòng sùng kính
Đức Mẹ.
Đứa con gái thứ hai của tôi rất hay đau ốm hồi
nhỏ. Nó đã khóc rất nhiều, vì nó rất khó chịu, chỉ muốn tôi thôi. Tôi là người nó
yêu quý, và tôi cũng thương nó lắm. Nó là đứa con tôi dâng cho Mẹ Maria nhiều
nhất. Chúng tôi gọi đùa nó là “nhà truyền giáo Đức Mẹ” vì nhiều năm nó bị ám
ảnh bởi Đức Maria hơn là Chúa Giêsu. Đối với nó, ý tưởng trở thành đứa con gái
yêu đối với một người mẹ rất quen thuộc. Ý tưởng được nghỉ ngơi an toàn trong
vòng tay của mẹ bắt nguồn từ thực tế sống của nó.
Tuy nhiên, con gái tôi không chịu lần chuỗi
Mân Côi. Tôi có lo lắng quá không? Không. Nó yêu mến Mẹ Maria thì cuối cùng nó
sẽ lần chuỗi Mân Côi. Trong khi đó, tôi khuyến khích nó lắng nghe chúng tôi đọc
kinh Mân Côi, và tưởng tượng việc được ôm trong vòng tay Đức Mẹ khi chúng tôi
cầu nguyện – một đứa trẻ đang say ngủ trong vòng tay của Đức Mẹ, không làm gì
khác hơn là để mẹ yêu thương và ôm mình. Tất nhiên, đây cũng là một thực tế đối
với chúng ta. Lần hạt Mân Côi đang được Đức Mẹ nắm giữ.
Về lâu dài, quan điểm này sẽ khuyến khích con
gái tôi (và các con của bạn nữa) phát triển sâu hơn trong ước muốn có mối quan
hệ với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Đứa trẻ sẽ tự nhiên bị thu hút đến một
nơi mà chúng được yêu thương và an toàn.
Nếu bạn dạy con cái về lẽ thật của đức tin,
nếu bạn thực hành đức tin và cầu nguyện như một gia đình, con cái bạn sẽ biết
được những gì chúng cần học. Thay vì căng thẳng về việc đảm bảo rằng chúng nhớ
tất cả những gì chúng cần phải nhớ, hãy tập trung vào việc biến kinh nghiệm đức
tin của chúng thành kinh nghiệm mà chúng có thể nghỉ ngơi và được Thiên Chúa yêu
thương. Trẻ em cần cảm thấy an toàn, cần cảm thấy được yêu thương, và cần cảm
thấy an toàn. Đó là cách chúng hình thành những sự gắn bó lành mạnh. Suy cho
cùng, chẳng phải là sự gắn bó lâu dài và sâu sắc với Thiên Chúa là điều chúng
ta mong muốn nhất đối với chúng hay sao?
MICHELE CHRONISTER
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Tháng
05-2022
✽ Kinh Gia Đình – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/10/kinh-gia-inh.html
✽ Hướng Về Fatima – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/10/huong-ve-linh-ia-fatima.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment