Thánh Catherine Genoa (1447-1510, Ý) có ý
tưởng thật tuyệt vời: “Điều duy nhất nơi
tôi khiến tôi hãnh diện là tôi thấy mình chẳng có gì để hãnh diện.”
Những người có những điều này là những người sống không tầm thường!
1. Trừ phi đối phương chủ động mở
miệng nhờ vả, còn không thì đừng nên chỉ điểm hay giở giọng dạy bảo
người khác bất cứ điều gì. Núi cao còn có núi cao hơn. Bạn thật sự
tài giỏi hơn người, hay tất cả chỉ là bạn đang ảo tưởng về năng lực
của mình?
2. Khởi điểm của các mối quan hệ
xã hội là trao đổi giá trị đồng đẳng. Đương nhiên, giá trị ở đây
không nhất thiết là tiền bạc. Tình cảm, vật chất,… là thứ cần có
qua có lại công bằng.
3. Đáng tin cậy không chỉ là nhân
phẩm, mà còn là một loại năng lực. Có người sở hữu nhân phẩm rất
tốt, nhưng miệng lúc nào cũng nói chuyện đao to búa lớn, nóng giận,
vì họ không thể kiểm soát lời nói của mình.
4. Một sự thật về tâm lý con
người: Chuyện của mình dù nhỏ nhặt đến mấy cũng quan trọng và cấp
thiết hơn bao giờ hết. Nhưng chuyện của người khác thì dù to tát bao
nhiêu cũng là việc nhỏ không đáng kể. Chuyện của người khác trở nên
quan trọng hơn hẳn chỉ khi có liên quan đến lợi ích của bản thân.
5. Người đi đi về về một mình
thường rất lương thiện. Họ không vì lợi ích mà cưỡng ép mình phải
hòa nhập vào môi trường bản thân không phù hợp. Càng không dễ dàng
từ bỏ lựa chọn và nguyên tắc của chính mình.
6. Thế giới của người trưởng thành
chỉ có lợi ích. Muốn thuyết phục một người mà chỉ dùng đến cái
miệng thì không được. Tại sao người khác phải hợp tác với bạn? Để
đối phương cam tâm tình nguyện thì hãy cho họ lợi ích xứng đáng.
7. Con người ta thích khoe khoang và
tự hào với những gì bản thân có được. Vì trước đó họ không có, bây
giờ đã sở hữu trong tay nên phải khoe khoang cho thiên hạ biết thành
tựu của mình.
8. Vì người khác mà làm khổ chính
mình là sự lựa chọn không thông minh một chút nào. Sống trong xã hội
này phải biết cách từ chối. Đặc biệt là khi chuyện của mình còn
chưa xong chuyện thì không nên lo đến chuyện của người khác.
9. Người càng thân thiết, gần gũi
thì lại càng không thể nhìn thấy những điểm tốt của bạn, ngoài
người thương yêu và gia đình. Càng thân quen, lòng đố kỵ lại càng
mạnh mẽ hơn. Bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến người khác sống
tốt hơn mình?
10. Người giỏi nói chuyện khác với
người nói nhiều. Người biết cách nói chuyện sẽ không dùng lời lẽ
lung tung, mà vẫn khiến đối phương cảm thấy thoải mái, thân thương.
Nhưng người nói nhiều lại không biết giá trị trong câu từ của mình,
thậm chí còn đắc tội, làm tổn thương đối phương.
11. Sự bất công nhất trên đời này
có lẽ là xuất thân, xuất phát điểm của mỗi người. Điều công bằng
nhất lại là cái chết, giây phút cuối đời. Thế giới này chẳng có
gì gọi là công bằng tuyệt đối, tất cả chỉ tương đối mà thôi. Nỗ
lực cho đi mới mong nhận về nhiều hơn. Không phấn đấu thì đương nhiên
chẳng thể có được thứ gì, đừng ngồi đó than thân trách phận.
12. Nỗi khổ giữa người với người
xuất phát từ sự bất đồng. Vậy nên rất ít người có thể đồng cảm
sâu sắc với bạn. Tất nhiên, nỗi khổ của người khác, bạn cũng chẳng
thể nào hiểu nổi. Nhưng cũng không đồng nghĩa sự tổn thương của họ
nhẹ nhàng hơn bạn. Mỗi người trưởng thành có một nỗi khổ tâm riêng.
Chúng ta không thể thấu hiểu được nhau, nhưng ít nhất nên thông cảm cho
nhau.
13. Nhiều người cho rằng chỉ cần
rời khỏi mái trường thì không cần phải học nữa. Cuộc sống còn rất
nhiều điều phải học hỏi, chứ không riêng gì kiến thức trên ghế nhà
trường. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng học tập không phân biệt tuổi tác.
Bạn không học thì phải chấp nhận bản thân lạc hậu hơn người khác,
thậm chí thụt lùi so với thời đại.
14. Người không thể dứt khoát trong
mọi việc thường sống rất mệt mỏi. Làm chuyện gì cũng không có chủ
kiến, chuyện bé lại so đo tính toán. Thói quen này chỉ khiến bản
thân bị mài mòn đến sức cùng lực kiệt mà thôi.
15. Mọi thứ trên thế giới này đều
đang không ngừng thay đổi, con người cũng vậy. Con người thay đổi theo
thời gian và cơ duyên. Có người thì chủ động thay đổi, còn có người
chấp nhận đổi thay để thích ứng với cuộc sống này.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment