Đế chế Benin là một trong những quốc gia lâu đời nhất và phát triển nhất ở Tây Phi, có từ thế kỷ XI. Các bức tường của TP Benin và vương quốc xung quanh nó là một kỳ quan nhân tạo được mô tả là “công trình xây dựng bằng đất lớn nhất thế giới trước kỷ nguyên cơ khí.”
Bức tường Benin là một trong những kỳ quan
kiến trúc cổ đại của Phi châu, nhưng đã bị người Anh phá hủy năm 1897 trong
cuộc viễn chinh trừng phạt. Hành động gây sốc này đã phá hủy hơn một ngàn năm lịch
sử của Benin và một số chứng cớ sớm nhất về các nền văn minh Phi châu phong phú.
Thành phố đáng kinh ngạc là một loạt các công
trình xây dựng được tạo thành từ các bờ và mương, được gọi là “Iya” trong ngôn
ngữ Edo, ở khu vực xung quanh TP Benin ngày nay, bao gồm 15 km từ TP Iya và khoảng
16.000 km ở khu vực nông thôn xung quanh Benin. Các bức tường đã tồn tại hơn
400 năm, bảo vệ cư dân của vương quốc, cũng như truyền thống và nền văn minh
của người Edo.
Sách Kỷ Lục (ấn bản năm 1974) mô tả các bức
tường của TP Benin và vương quốc xung quanh là “công trình xây dựng bằng đất
lớn nhất thế giới được thực hiện trước kỷ nguyên cơ khí.” Đây là một trong
những thành phố đầu tiên có ánh sáng đường phố rực rỡ với những chiếc đèn kim
loại khổng lồ, cao nhiều mét, được xây dựng và đặt ở xung quanh thành phố.
TP Benin vĩ đại đã mất lịch sử sau sự suy tàn
của nó bắt đầu vào thế kỷ XV. Sự suy giảm này bắt nguồn từ các cuộc xung đột
nội bộ liên quan sự xâm phạm ngày càng tăng của Âu châu và việc buôn bán nô lệ
tại biên giới của đế chế Benin. Sau đó, nó đã hoàn toàn bị đổ nát trong cuộc viễn
chinh của Anh vào những năm 1890, khi thành phố bị quân đội Anh cướp phá, nổ
tung và san bằng thành bình địa.
TRẦM THIÊN THU (medium.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment