Một cuộc kiểm tra mới về đàn áp tôn giáo ở Âu châu đang thu hút sự chú ý về các cuộc tấn công và phân biệt đối xử chống lại các tín nhân Kitô giáo ở 5 nước EU. Bản báo cáo “Dưới Áp Lực: Nhân Quyền của Kitô hữu ở Âu châu” là kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm của tổ chức OIDAC (Observatory on Intolerance Against Christians in Europe) – Đài Quan Sát về Sự Bất Khoan Dung Chống Lại Kitô hữu Ở Âu Châu.
Dữ liệu do OIDAC tích lũy năm 2019 và 2020 cho
thấy rằng 5 quốc gia truyền thống theo Kitô giáo hiện có khả năng vi phạm quyền
tự do tín ngưỡng của Kitô hữu nhiều nhất. Các quốc gia được xác định là Pháp,
Tây Ban Nha, Đức, Anh và Thụy Điển.
Bản báo cáo 71 trang cho thấy thêm rằng tội
ác căm thù chống Kitô giáo đã tăng 70% trên khắp Âu châu trong 2 năm qua. Mặc
dù tình cảm chống lại Kitô giáo đang gia tăng trên khắp lục địa, nhưng 5 quốc
gia được liệt kê cho thấy mức độ phổ biến nhất. Pháp và Đức được phát hiện là
có nhiều trường hợp xảy ra nhất, nhưng các trường hợp nghiêm trọng nhất xảy ra
tại Pháp và Tây Ban Nha. Bản báo cáo cho thấy điều này là “do hình thức phản
động của chủ nghĩa thế tục.”
Hai “động lực đe dọa” chính đã ảnh hưởng đến
đời sống Kitô giáo được nghiên cứu xác định là sự bất khoan dung thế tục và sự
đàn áp Hồi giáo. Trong 2 động lực đó, sự bất khoan dung thế tục là yếu tố thúc
đẩy mạnh nhất. Bản báo cáo gợi ý rằng một yếu tố góp phần vào sự bất khoan dung
thế tục là tình trạng không hiểu biết tôn giáo ngày càng tăng, hoặc khả năng
hiểu đức tin không phải của mình.
Mặt khác, sự đàn áp Hồi giáo thì cô lập hơn
một chút. Bản báo cáo lưu ý rằng ở một số khu vực “nóng,” những người cải đạo
theo Kitô giáo đã trở thành nhóm rất dễ bị tổn thương. OIDAC gợi ý rằng dữ liệu
ch thấy rằng nhiều người cải đạo phải đối mặt với sự bất khoan dung và thậm chí
là bạo lực từ các cộng đồng tôn giáo cũ của họ. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng có rất
ít nghiên cứu được thực hiện về hoàn cảnh của họ và hoàn cảnh của họ thường bị
chính quyền làm ngơ.
Người ta thấy 5 quốc gia được liệt kê cũng có
vấn đề liên quan việc bảo vệ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN và QUYỀN PHẢN ĐỐI CÔNG TÂM.
Ở Anh, ngày càng có xu hướng truy tố lời nói tôn giáo là “lời nói căm thù.” Tỷ
lệ thủ tục pháp lý như vậy thấp hơn ở bốn quốc gia khác, nhưng ở các quốc gia
này, những người theo Kitô giáo cho biết sự chú ý nhiều hơn đến “sự khắc kỷ.”
Khi đại dịch Covid-19 đang xảy ra, các nhà
thờ đã bị phân biệt đối xử nhiều lần ở 5 quốc gia đã nêu tên. Điều này được thấy
ở mức độ thấp hơn tại các quốc gia khác thuộc Âu châu, nơi xu hướng chung là
phủ nhận tự do tôn giáo. Điều đó xuất hiện dưới dạng cấm thờ phượng, và giảm
bớt việc thực hành tôn giáo như việc không thiết yếu.
Bản báo cáo kết luận rằng có một nhu cầu khẩn
cấp đối với việc nghiên cứu thêm về vấn đề này. OIDAC lưu ý rằng “tôn giáo là
một thực tế xã hội” và là THỰC TẾ CẤP THIẾT đối với một xã hội “ổn định và lành
mạnh.”
Theo Catholic Register, chuyên gia Regina
Polak – về xã hội học của tôn giáo và là người hỗ trợ báo cáo – cho biết trong
một cuộc họp báo: “Đây là lời kêu gọi
hành động toàn diện: trước hết, hỗ trợ nạn nhân, thúc đẩy nâng cao nhận thức
các biện pháp và nghiên cứu.”
TRẦM THIÊN THU (theo Aleteia)
Bình minh thắp sáng đầu ngày
Kính mừng Đức Mẹ – Sao Mai sáng ngời
Một ngày mới khởi đầu rồi
Cho con thêm một khoảng đời hôm nay
Xin che chở, đỡ nâng hoài
Để con cố sống thẳng ngay, công bình
Đường đời dẫu có gập ghềnh
Bước đi bên Mẹ an bình tâm can
Cầu xin Mẹ dẫn con lên
Xuyên qua gian khổ về bên Chúa Trời
Nguyện xin thương xót Việt Nam
Nước non nhỏ bé, lầm than đã nhiều
Tháng ngày giằng xé cơn đau
Xâm lăng, nội chiến,... vết đau chưa lành
Đau đầu trắng, buốt đầu xanh
Ngàn năm nô lệ, trăm năm khổ sầu
Mấy mươi năm vẫn gieo neo
Bóng mờ hạnh phúc mãi đâu xa mờ
Cúi xin Thánh Mẫu nhân từ
Xót thương chút phận dân khờ Việt Nam
Đạn bom thực tế không còn
Nhưng bom nguyên tử lòng tham vẫn đầy
Mẹ ơi, xin hãy giơ tay
Cho dân Việt hưởng những ngày bình an...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment