Chói
ngời ánh sáng lung linh
Đêm
nay Con Chúa phục sinh khải hoàn
Tín
nhân hạnh phúc hân hoan
Ca
vang điệp khúc tri ân Chúa Trời
Ánh
phục sinh tỏa khắp nơi
Tử
thần thua cuộc, rụng rời quỷ ma
Tín
nhân chẳng sợ hãi chi
Bởi
vì Con Chúa chở che, giữ gìn
Nhiệm
mầu ánh sáng phục sinh
Chiếu
soi sự sống, an bình thiện nhân
TRẦM THIÊN THU
Đêm
Phục Sinh – 2020
TỈ TÊ PHỤC SINH
À-lê, a-lế, à-lê
Người ta bảo Chúa Giê-su tiêu rồi
Con ngồi chợt khóc, chợt cười
Hình như con bị điên rồi còn đâu!
Mon men tới mộ xem sao
Chu choa, mộ trống, Thầy đâu mất rồi!
Ngẩn ngơ con khóc, con cười
Thế là hết, thế là đời tiêu tan!
Mèn ơi, tảng đá ai lăn?
Thầy tiêu hủy chỉ trong hơn một ngày?
Sao mà lại mau thế này
Thầy mà mất thật, con đây thế nào?
Hiện ra, Thầy bảo: “Tào lao!
Ta
đây nguyên vẹn, chết sao được, mày?
Ai
đồn nhảm, nói Ta hay
Không
tin, mày cứ sờ đây biết liền”
Ui da, con tưởng mình điên
Thì ra Thầy vẫn y nguyên ngày nào
Thầy ơi, con có ngờ đâu
Giờ Thầy sống lại, con cao hứng liền
Thơ con chợt tỉnh, hết điên
Chết rồi mà vẫn vẹn nguyên. Diệu kỳ!
Mai con cũng thế, Thầy ha!
Hôm nay con rán sống y như Thầy
TRẦM THIÊN THU
MẤT TÌNH NGƯỜI TRONG COVID-19
Tháng 1 năm 2020, Trung Quốc oằn mình trong đại
dịch Covid-19, số người chết tăng vọt mỗi ngày, thành phố đóng cửa,
không khí tang tóc bao trùm khắp nơi. Mỹ và châu Âu lập tức gửi hàng trăm
ngàn khẩu trang, hàng trăm triệu USD và trang thiết bị cho Trung Quốc.
Cuối tháng 3 năm 2020, Mỹ và châu Âu là
trung tâm đại dịch. Nhà hàng Trung Quốc lập tức trương bảng chúc “Đại dịch
Covid-19 đã đến Mỹ và ở lại lâu.” Trung Quốc hăm dọa cắt cung cấp
thuốc cho Mỹ trong cơn nguy khốn (90% thuốc trụ sinh tại Mỹ cần
các thành phần sơ chế từ Trung Quốc). Sau đó Trung Quốc “gửi” viện
trợ cho châu Âu hàng trăm ngàn test thử nghiệm sai lỗi và hơn nửa triệu
khẩu trang hư.
Tưởng là sự mất tình người này chỉ đến
từ một số ít người Trung Quốc nào ngờ cũng có từ một số rất
ít người Việt.
Gần đây, vài bài viết online và trên Facebook
hả hê khi thấy nhiều người Mỹ – Âu chết, chê sự “bảo thủ của
người Mỹ – Âu” trong đại dịch, không chịu nghe theo lời khuyên đeo khẩu
trang, không bắt chước theo kiểu “chống dịch toàn dân” cho nên giờ chết
nhiều là phải và nước Mỹ “lo gom xác thôi.” Nguy hiểm hơn, đây
là comment từ những người tự nhận mình là bác sĩ tốt nghiệp từ Việt
Nam và học thêm ở nước ngoài.
Câu chuyện khẩu trang vốn là chủ đề nhạy
cảm vì liên quan đến văn hóa chính trị vùng miền và cách tuân thủ ở người
dân. Nhưng có một điểm rõ ràng là một mạng người, dù là ở đâu, ở nước
nào, cũng đều vô giá.
Nước Mỹ không phải là hoàn hảo, hệ thống
Y tế Mỹ chưa phải là tốt nhất, nhưng tình người nước Mỹ luôn
luôn có. Thống kê từ Marketwatch cho thấy nước Mỹ là nước cho tiền từ thiện
nhiều nhất trên thế giới. Người dân Mỹ đóng góp 428 tỉ đô la cho
từ thiện trong năm 2018. Năm nay, Mỹ hỗ trợ Việt Nam 3 triệu
USD để chống dịch Covid-19, chưa kể khoản tiền hàng triệu USD từ tổ chức
USAID hằng năm cho Việt Nam để chữa trị 180,000 người đang mắc lao phổi
do hơn 17,000 chết mỗi năm do bệnh này tại Việt Nam.
Covid-19 xảy ra, là phép thử lớn nhất
cho sự tử tế, tình thương, và cũng là cơ hội cho những
người không tử tế lên tiếng chê trách. Trong khi hàng triệu người Mỹ ở nhà
giúp đỡ bác sĩ, hàng trăm ngàn người Mỹ đăng ký thiện nguyện giúp đỡ bệnh
viện và các cơ sở y tế, hàng ngàn công nhân nhà máy xe hơi làm việc
ngày đêm để chế tạo máy thở, hàng trăm công ty chuyển đổi kinh doanh
sang sản xuất hậu cần hỗ trợ y tế, thì có những người ngồi bàn phím cười
chê.
Đại dịch rồi sẽ qua.
Chúng ta có thể mất việc. Chúng ta có thể mất
nhà. Chúng ta có thể mất mạng. Nhưng chúng ta đừng mất tình người, đừng
mất đi sự tử tế, nhất là khi chúng ta tự nhận mình là bác sĩ.
Bài học đầu tiên cho sinh viên Y khoa tại Mỹ là
sự tử tế và lòng thương người, vì đấy chính là vũ khí hiệu quả nhất
của một BS có được khi đối diện với các bệnh nan y hay cơn đại dịch. Không
có hai đức tính quan trọng này, bạn sẽ không được nhận vào trường Y, và dĩ
nhiên không bao giờ là bác sĩ.
Dr WYNN TRAN – Los Angeles, USA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment