Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

GÓC ĐỜI THƯỜNG

“Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình.” (Mt 14:23)

Đôi khi cần một khoảng riêng
Cho lòng lắng đọng nỗi niềm trần gian
Bình thường, giản dị, tự nhiên
Nhưng sâu lắng lạ giữa miền riêng tư
Cho lòng hướng thượng cõi xa
Xa miền tục lụy tới Quê Nước Trời

TRẦM THIÊN THU

ĐẠI HỒNG THỦY
Hôm nay, 17 tháng 2, ngày kỷ niệm buồn về Đại Hồng Thủy đã xảy ra vào ngày 17 tháng 2 năm 600. (St 7:11) Chương 7 của sách Sáng Thế miêu tả Đại Hồng Thủy xảy ra là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự suy thoái đạo đức của loài người. Khi ông Nô-ê được 600 tuổi, Thiên Chúa cho mưa tuôn suốt 40 ngày đêm, nước dâng lên ngập cả những đỉnh núi cao nhất, nước ngập suốt 150 ngày. (St 7:24) Sau Đại Hồng Thủy, chỉ có gia đình ông Nô-ê còn sống sót trên một con tàu lớn cùng với các loài vật (1 đực và 1 cái, loài thanh sạch 7 đôi, loài không thanh sạch 1 đôi).
Trận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại là một sự kiện lịch sử, hoặc ít ra là “huyền thoại” của nhiều dân tộc trên thế giới. Các nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng họ rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất xa xưa đã truyền từ đời này sang đời khác một truyền thuyết về một trận lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm rất giống nhau về những gì được ghi chép trong Kinh Thánh. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy con tàu Nô-ê. Những gì trong Kinh Thánh đều có thật, không là huyền thoại hoặc truyền thuyết.
Trong tác phẩm “Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người,” H.S. Bellamy ước tính có gần 600 huyền thoại về Đại Hồng Thủy toàn cầu. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia,… Tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy rất lớn toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment