Biểu tượng Đức Kitô là cách kết hợp các mẫu
tự để hình thành cách viết tắt Thánh Danh Đức Giêsu Kitô, thường dùng làm biểu
tượng của Kitô giáo. Một trong các biểu tượng Đức Kitô cổ xưa nhất là Chi-Rho (☧) – gồm chữ Chi
(Χ) và chữ Rho (Ρ) của Hy ngữ chồng lên nhau, nghĩa là Χριστός (Đức Kitô).
Biểu
tượng này có trên quân kỳ phò Đạo Chúa (labarum military standard), hoàng đế Constantine
I (cai trị những năm 306-337) đã sử dụng quân kỳ này từ năm 312. Biểu tượng IX hoặc
XI dùng hai
chữ đầu của Thánh Danh Giêsu Kitô theo Hy ngữ là Ἰησοῦς (ὁ) Χριστός – viết hoa ἸΗΣΟῦΣ
(ὁ) ΧΡΙΣΤΌΣ, biểu tượng ΙΗ dùng hai
chữ đầu của Thánh Danh Giêsu theo Hy ngữ là Ιησουσ – viết hoa ΙΗΣΟΥΣ.
Thánh Danh Giêsu theo Hy ngữ là Ιησουσ (viết
hoa ΙΗΣΟΥΣ), viết tắt là HIS (cũng viết JHS, IHC, ΙΗΣ). Thánh Danh Kitô theo Hy
ngữ là Χριστοσ (viết hoa ΧΡΙΣΤΟΣ), viết tắt là XP (cũng viết IX, XPO, XPS,
XPI, XPM). Theo truyền thống Kitô giáo Đông phương, biểu tượng ΙϹΧϹ là viết tắt
chữ Ἰησοῦς Χριστός theo Hy ngữ, nghĩa là Đức Giêsu Kitô.
Theo tiếng Hy Lạp, chữ “iota” được biểu
thị là I, và chữ “eta” là H, chữ “sigma” là dạng lưỡi liềm, biểu thị là C, hoặc
dạng kết thúc là S. Theo bảng mẫu tự Latin, chữ I và J không phân biệt theo hệ
thống, mãi tới thế kỷ 17 người ta mới phân biệt và viết là JHS và JHC – tương đương
HIS và IHC.
Đôi khi HIS được hiểu là ΙΗΣΟΥΣ ΗΜΕΤΕΡΟΣ
ΣΩΤΗΡ (Iēsous Hēmeteros Sōtēr – Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ), hoặc theo Latin là “Jesus
Hominum (Hierosolymae) Salvator” – Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ Nhân Loại [hoặc Giêrusalem],
hoặc liên kết với câu “In Hoc Signo Vinces” – Ngài (Chúa Giêsu) sẽ chiến thắng
bằng biểu tượng này (Thập Giá).
Thế kỷ XV, Thánh Bernardino Siena phổ biến cách
dùng 3 mẫu tự trên nền mặt trời lửa để thay thế các biểu tượng của dân ngoại và
chính trị – như phe “Guelphs and Ghibellines” (tiếng Anh), Guelfi e Ghibellini
(tiếng Ý).
Đó là các phe ủng hộ Giáo Hoàng và Hoàng Đế
La Mã, ở Trung Ý và ở Bắc Ý. Thế kỷ XII và XIII, sự tranh giành giữa hai phe tạo
thành hướng quan trọng về chính trị nội bộ của Ý. Cuộc tranh giành quyền lực giữa
phe Giáo Hoàng và phe Hoàng Đế làm phát sinh sự không đồng thuận về việc phong
chức từ năm 1075 và kết thúc bằng một hiệp ước song phương năm 1122. Cuộc phân tranh
giữa đôi bên kéo dài tới thế kỷ XV.
Biểu tượng JHS với chữ H có Thánh Giá với 3 cây
đinh và mặt trời là huy hiệu của Dòng Tên, theo truyền thống được Thánh Ignatius
Loyola giới thiệu năm 1541.
Trong Kitô giáo Đông phương, biểu tượng Đức
Kitô được sử dụng nhiều nhất là biểu tượng có 4 chữ ΙϹ ΧϹ – viết tắt từ tiếng
Hy Lạp là ΙΗϹΟΥϹ ΧΡΙϹΤΟϹ, nghĩa là Đức Giêsu Kitô, cũng viết là І҃С Х҃С.
Trên biểu tượng có thể viết ΙϹ bên trái và ΧϹ
bên phải. Đôi khi được viết là ΙϹ ΧϹ ΝΙΚΑ – nghĩa là “Đức Giêsu Kitô chiến thắng.” ΙϹΧϹ cũng được khắc thành hình con cá. Trong biểu tượng truyền thống về Christ
Pantokrator (Chúa Kitô), tay phải của Chúa có tư thế cong hai ngón tay với Thánh
Giá và các chữ ΙϹ, Χ, Ϲ.
Cách mô tả bằng biểu tượng ΙϹ ΧϹ ΝΙΚΑ là theo truyền
thống Hy Lạp thời Trung Cổ.
TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)
Chiều Thứ Sáu, 27-09-2019
✽ Tìm Hiểu XMAS – JHS – PX – INRI
✽ Tìm Hiểu Vatican – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/05/tim-hieu-vatican.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment