Kinh cầu Đức Bà có câu: ĐỨC BÀ LÀ CỬA THIÊN ĐÀNG – Cầu cho chúng con! Giáo Hội dạy rằng Đức Mẹ là con đường dẫn tới Chúa Giêsu, nhưng điều đó có nền tảng trong Kinh Thánh?
Là tín hữu Công giáo, chúng ta có thể đưa ra các sự kiện trong Phúc Âm về truyền tin, tiệc cưới Cana, và Thập Giá, qua các bản văn đáng tin cậy về sự hiện diện của Đức Mẹ trên đường khổ nạn của Chúa Giêsu.
Chúng ta cũng có thể nhìn vào tước hiệu
truyền thống “Cửa Thiên Đàng” (Gate of Heaven – Cổng Thiên Đàng, nhưng người
Việt quen nói “Cửa Thiên Đàng”) được dựa trên nền tảng Kinh Thánh. Tước hiệu
này xác định rõ ràng về tầm quan trọng của Đức Mẹ.
Theo nghĩa đen, Đức Mẹ là “cửa” mà Đức Kitô
qua đó để đến thế gian. Tước hiệu này được áp dụng cho Đức Mẹ và đã được Kinh
Thánh đề cập. Ngôn sứ Êdêkien cho biết: “Người
ấy dẫn tôi trở lại cổng ngoài thánh điện, cổng quay về phía đông. Bấy giờ cổng
đóng. Đức Chúa phán với tôi: Cổng này sẽ đóng; người ta sẽ không mở và không ai
được vào, qua cổng này, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en, đã tiến vào qua cổng
ấy. Vì thế cổng này đóng. Nhưng ông hoàng, chính ông hoàng, sẽ được ngồi đó để
dùng bữa trước nhan Đức Chúa. Ông sẽ vào qua tiền đình của cổng và sẽ ra bằng
lối ấy.” (Ed 44:1-3)
Cổng Thánh là gì mà Chúa đi qua và phải đóng lại?
Đức Mẹ Vô Nhiễm là ai mà trọn đời vẫn đồng trinh sau khi sinh Chúa Giêsu? Các
giáo phụ như Thánh Ambrôsiô, Thánh Augustinô, và nhiều vị đương thời như Thánh
Louis de Montfort và Chân phước John Henry Newman đều trích dẫn rõ ràng từ bản
văn này. Nên lưu ý rằng ngôn ngữ tương tự về cổng và lối vào của Thiên Vương
cũng đề cập trong Tv 24:7 và Is 26:2.
1. CỔNG VÀO NƯỚC TRỜI
Cổng khá đơn giản, là lối ra hoặc vào nơi nào
đó. Cổng có thể là cửa vào những nơi khác. Thần thoại cổ đi sâu vào trong các
câu chuyện của thế giới khác nhưng người ta vẫn phải đi qua lối cổng để vào.
Cổng thường là nơi bí ẩn như chính vương quốc đó – tìm ra cổng cũng là phát
hiện thế giới sau cái cổng đó.
Chứng cớ các đặc tính về cổng cũng áp dụng
cho Đức Maria như người Công giáo hiểu vè tôn kính Đức Mẹ là “Cửa Thiên Đàng.”
Thánh Louis de Montfort mô tả Đức Mẹ là đường dẫn tới Đức Kitô: “Đức Mẹ là con đường bảo đảm, thẳng tắp,
tinh tuyền, dễ dàng nhất, ngắn nhất, hoàn hảo nhất để đến với Chúa Giêsu Kitô.”
Thánh GH Piô X cũng nói: “Không có con
đường nào an toàn và dễ dàng hơn là Đức Mẹ liên kết mọi người với Đức Kitô.”
Nền tảng Kinh Thánh về các cổng thành dạy
chúng ta biết nhiều về ý nói rằng Đức Maria là Cửa Thiên Đàng. Ngày xưa, các
thành đều xây tường bao quanh, nghĩa là có giới hạn lối ra và vào – tức là các
cổng. Người ta quen với các thành phố trải dài như Chicago, Los Angeles, hoặc
Houston, nhưng ai đã tới Manhattan thì thấy có nhiều cầu, đường hầm để ra vào.
Người ta có thể tùy chọn đường ra hoặc vào, nhưng cổng vẫn quan trọng hơn.
2. CỔNG TIÊN TRI, CÔNG LÝ, VÀ THƯƠNG XÓT
Cổng cũng là thứ quan trọng cần làm. Theo
International Bible Encyclopedia và Haaretz, cổng là vị trí của công lý, thị
trường, quảng trường mà các ngôn sứ đã nói tới, và là nơi thuận lợi để vua xuất
hiện trước công chúng.
Chức năng thương mại là cổng thành Khép-rôn,
thuộc Ca-na-an, mà ông Áp-ra-ham đã mua một số đất đai: “Thế là cánh đồng của ông Ép-rôn tại Mác-pê-la, đối diện với Mam-rê,
cánh đồng và cái hang ở đó, mọi cây cối trong cánh đồng, đã trở thành sở hữu
của ông Áp-ra-ham, có con cái ông Khết, tức là mọi kẻ đến họp ở cửa thành ông
ấy, chứng kiến.” (St 23:17-18)
Cổng thành là nơi có lý tưởng về công lý và
lòng thương xót cần phải thi hành tới cùng: “Ta
biết: tội ác các ngươi nhiều vô kể, tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: nào áp bức
người công chính, lại đòi quà hối lộ, nào ức hiếp kẻ nghèo hèn tại cửa công.
Hãy ghét điều dữ và chuộng điều lành, nơi cửa công, hãy thiết lập công lý; biết
đâu, Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, sẽ dủ lòng thương số còn sót của
Giuse.” (Am 5:12 và 15)
Có nhiều ngụ ý để hiểu về Đức Maria. Các điều
đó củng cố nhiều tước hiệu và kết hợp với các vai trò mà Đức Mẹ có trong cuộc
sống của chúng ta – là Đấng trung chuyển Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, là nơi
trú ẩn cho tội nhân, và là nguồn các lời tiên tri.
3. NƠI ĐAU KHỔ VÀ CHIẾN THẮNG
Trong sách Samuel, quyển 2, cổng giữ vai trò
kích thích trong vở kịch về vua Đa-vít. Trình thuật 2 Sm 19:1-9 cho biết ông
tìm sự an ủi khi mất đứa con trai:
Vua Đa-vít run rẩy, đi lên lầu trên cửa thành
và khóc. Vua vừa đi vừa nói: “Áp-sa-lôm
con ơi, con ơi, Áp-sa-lôm con ơi! Phải chi cha chết thay con! Áp-sa-lôm con ơi,
con ơi!” Người ta báo cho ông Giô-áp: “Kìa
đức vua đang khóc, đang khóc thương Áp-sa-lôm!” Hôm ấy, chiến thắng đã trở
thành tang tóc cho toàn thể quân binh, vì hôm ấy, quân binh được nghe nói rằng:
“Đức vua buồn phiền vì mất con.” Hôm
ấy, quân binh lén lút vào thành như một đám quân binh lén lút về, xấu hổ vì đã
trốn chạy trong khi giao chiến. Còn vua thì che mặt và lớn tiếng kêu: “Áp-sa-lôm con ơi, Áp-sa-lôm con ơi, con
ơi!”
Ông Giô-áp vào gặp vua trong nhà và nói: “Hôm nay ngài làm bẽ mặt tất cả bề tôi ngài,
là những kẻ hôm nay đã cứu sống ngài, cứu sống các con trai con gái ngài, cứu
sống các bà vợ và cứu sống các tỳ thiếp của ngài. Ngài yêu những kẻ ghét ngài
và ghét những kẻ yêu ngài. Vâng, hôm nay ngài đã cho thấy rằng tướng với binh
chẳng là gì cả đối với ngài, vì hôm nay tôi biết, nếu Áp-sa-lôm còn sống và tất
cả chúng tôi có chết hôm nay thì ngài cũng coi là đương nhiên. Giờ đây, xin
ngài đứng lên và ra uỷ lạo bề tôi ngài, vì tôi xin lấy Đức Chúa mà thề: nếu
ngài không ra, thì sẽ không còn ai ở lại với ngài đêm nay, và đối với ngài, đó
sẽ là một tai hoạ lớn hơn mọi tai hoạ đã xảy đến cho ngài, từ lúc ngài còn trẻ
cho đến bây giờ.” Vua đứng lên và ra ngồi ở cửa thành. Người ta báo cho
toàn thể quân binh rằng: “Kìa đức vua
đang ngồi ở cửa thành,” và toàn thể quân binh đến trước mặt vua.
Haaretz giải thích đó là thời điểm quan trọng
mà vua Đa-vít giữ được sự kiềm chế trên ngai vàng. Như vậy, cổng thành bao
quanh nhiều sự trải nghiệm của con người, từ đau khổ tới chiến thắng. Đức Mẹ
cũng ôm lấy chúng ta trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Chúng ta kêu cầu Đức Mẹ rằng
“chúng con là con cháu Ê-va ở nơi khóc lóc,” và qua Đức Mẹ, chúng ta tìm thấy
lòng thương xót của “Con lòng Bà gồm phúc lạ” – Đức Giêsu Kitô.
4. CỔNG ĐẸP
Kinh Thánh cho biết:
– “Hỡi thành đô khốn đốn, ba chìm bảy nổi,
không người ủi an! Này, đá của ngươi, Ta lấy phẩm màu tô điểm, nền móng ngươi,
Ta đặt trên lam ngọc, lỗ châu mai tường thành, Ta xây bằng hồng ngọc, các cửa
thành ngươi, bằng pha lê, tường trong luỹ ngoài, toàn đá quý. Con cái ngươi,
Đức Chúa đều dạy dỗ, chúng sẽ được vui hưởng thái bình.” (Is 54:11-13)
– “Nền móng tường thành được trang trí bằng
mọi thứ đá quý. Nền móng thứ nhất bằng ngọc thạch, nền móng thứ hai bằng lam
ngọc, nền móng thứ ba bằng lục ngọc, nền móng thứ tư bằng bích ngọc, nền móng
thứ năm bằng mã não, nền móng thứ sáu bằng xích não, nền móng thứ bảy bằng kim
châu, nền móng thứ tám bằng lục châu, nền móng thứ chín bằng hoàng ngọc, nền
móng thứ mười bằng kim lục, nền móng thứ mười một bằng huỳnh ngọc, nền móng thứ
mười hai bằng tử ngọc. Mười hai cửa là mười hai khối ngọc trai; mỗi cửa là một
khối ngọc duy nhất. Quảng trường của thành bằng vàng y như thủy tinh trong
suốt.” (Kh 21:19-21)
Điều đó cho thấy vai trò của Đức Mẹ là nơi
trú ẩn an toàn. Ở trong “Thành của Thiên Chúa,” Đức Mẹ bảo đảm cho chúng ta ở
đó. Thật kỳ lạ về những hình ảnh Kinh Thánh cho chúng ta biết về sự che chở của
Tình Mẫu Tử!
Bất kỳ những gì chúng ta tìm kiếm, chúng ta
cũng phải đi qua Cửa Thiên Đàng, bởi vì chúng ta có thể tin rằng chúng ta sẽ
thấy Đức Kitô. Lạy Mẹ Maria là Cửa Thiên Đàng, xin cầu thay nguyện giúp cho
chúng con!
STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Lễ
Thánh Mẫu Mông Triệu – 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment