Vì mắc chứng
cận thị
Đã nặng độ
ích kỷ
Thấy gần, chẳng
thấy xa
Mắt con bị
quáng gà
Nhìn mà
không thấy rõ
Tự suy diễn
theo ý
Nhìn ai cũng
nghi ngờ
Mắt con có
vấn đề
Rắc rối
chứng loạn thị
Bị nặng chứ
chẳng nhẹ
Không thấy
gì tự nhiên
Mắt con bị chứng
cườm
Ngứa ngáy và
cồm cộm
Phiền phức
nên khổ lắm
Tối tăm cửa
tâm hồn!
Xin Chúa
chữa cho con
Bằng biệt
dược của Chúa
Loại thuốc
có màu đỏ
Tên gọi là
yêu thương
TRẦM THIÊN
THU
Đêm 07-06-2019
✽ Sức Mạnh Giáo Dục – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/04/suc-manh-giao-duc.html
✽ Sức Mạnh Lạc Quan – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/02/suc-manh-cua-su-lac-quan.html
✽ Sức Mạnh Tha Thứ – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/10/suc-manh-cua-su-tha-thu.html
✽ Sức Mạnh Cầu Nguyện
https://tramthienthu.blogspot.com/2016/12/suc-manh-cua-loi-cau-nguyen.html
✽ Sức Mạnh Thập Giá – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/04/suc-manh-cua-thap-gia.html
✽ Sức Mạnh Lạc Quan – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/02/suc-manh-cua-su-lac-quan.html
✽ Sức Mạnh Tha Thứ – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/10/suc-manh-cua-su-tha-thu.html
✽ Sức Mạnh Cầu Nguyện
✽ Sức Mạnh Thập Giá – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/04/suc-manh-cua-thap-gia.html
SỨC MẠNH LỜI ĐỘNG VIÊN
Truman Capote nói: “Bất kỳ ai giúp bạn tự
tin thì bạn mắc nợ người đó nhiều.” Cha tôi đã ảnh hưởng rất nhiều trong
suốt cuộc đời tôi, dù đó chỉ là vài lời động viên đơn giản đã in sâu trong tâm
trí tôi và hướng dẫn tôi những lúc gặp gian nan nhất. Tôi không biết cha tôi có
nhớ ông đã nói những lời đó hay không, nhưng đối với tôi, những lời đó vô cùng
ý nghĩa.
Khi tôi còn đi học, cha con tôi giữ những tờ
vé tham dự các hoạt động văn hóa ở Springfield, Illinois, vào mùa Đông. Chúng
tôi có hai vé, khi nào cha tôi có ít việc thì sẽ đưa tôi đi còn mẹ tôi ở nhà để
chuẩn bị cho việc giảng dạy vào ngày hôm sau.
Cha tôi là người thường đưa tôi đi xem múa
ballet. Đó là điệu múa truyền thống, đàn ông mặc quần áo nịt và phụ nữ đi giày múa.
Cha con tôi ngồi ở hành lang gần sân khấu. Quan trọng hơn là chúng tôi còn thấy
được dàn nhạc với 20 nhạc công.
Tôi đã bắt đầu học kéo vĩ cầm (violin) được
hai năm. Cha mẹ tôi luôn chăm chú nhìn tôi chơi vĩ cầm, và không muốn tôi chơi
nhạc cụ khác. Cha mẹ tôi đưa tôi đi nghe một số dàn nhạc vào thời đó, nhưng các
nhạc công chơi khác nhau. Họ đệm đàn theo vũ công với các nhạc phẩm của các nhà
soạn nhạc như Tchaikovsky, Chopin hoặc Mozart. Họ đóng vai chính của buổi biểu
diễn. Khi tay họ kéo tới kéo lui, tôi như bị thôi miên.
Khi giải lao, cha tôi hỏi: “Con nghĩ gì về
các vũ công?” Tôi nói: “Các nhạc công chơi nhạt nhẽo, không đủ gây chú
ý tới bọn con trai chúng con. Con không ấn tượng với các vũ công nam. Con đã học
múa và có thể đi trên đầu nhón chân, con nghĩ các vũ công nữ đang phải chịu
đựng. Con nghĩ họ múa chưa hay.”
Trong lầm biểu diễn thứ nhì, tôi dành thời
gian tập trung vào các nhạc công. Đầu họ chuyển động theo điệu nhạc, cổ họ uốn
theo nhạc trưởng, một nhạc công trẻ có cặp mắt kính xệ xuống và chiếc áo có vẻ rộng
thùng thình với anh ta. Rồi anh ta cười, lấy tay phải che miệng. Vài nhạc công
quay nhìn, tôi cũng vậy. Một vũ công nữ trượt chân, một vũ công nam lấy tay đỡ
cô ta. Rồi cô ta lúng túng xoay tròn.
Sự khôi hài lộ rõ. Vũ công đó không sao, nhưng
có tiếng cười lố bịch. Vì các nhạc công không chú ý, nên họ chơi không hay.
Sau khi vỗ tay, cha con tôi còn nấn ná. Cha
tôi cho tôi tới gần ban nhạc để tôi có thể thấy rõ. Tôi nhút nhát nên không dám
nói chuyện với các nhạc công, nhưng tôi chú ý họ nói chuyện với nhau, tôi thấy
họ thỏa mãn. Cha tôi nói: “Con có thể làm vậy nếu con muốn.” Tôi hỏi: “Vậy
là sao, ba?” Cha tôi cười: “Con có thể là nhạc công và cùng với đoàn
múa ballet đi lưu diễn. Con có muốn vậy không?” Tôi phấn khởi: “Dạ. Vậy
thì tốt lắm.” Cha tôi nói: “Được, nhưng con phải cố gắng tập luyện thêm.”
Tôi không nhớ hai cha con nói gì thêm lúc đó.
Điều ấn tượng trong tôi là câu nói giản dị của cha tôi: “Con có thể làm vậy
nếu con muốn.” Cha tôi thực sự cho tôi biết rằng tôi có thể phát triển và có
đủ năng lực âm nhạc để làm điều gì đó tuyệt vời. Với một đứa bé gái 13 tuổi như
tôi, đó là ý nghĩ quan trọng lắm.
Khi tôi có thêm chút tự tin, đó chính là lời
nói của cha tôi. Đêm đó, tôi cứ nghĩ tới lời cha tôi: “Con có thể làm vậy
nếu con muốn.” Cha tôi không thấy tôi kéo vĩ cầm tệ lắm sao? Cha tôi không
biết là chơi nhạc cụ khó lắm sao? Dĩ nhiên là cha tôi biết, nhưng cha tôi đã
tin vào tôi dù tôi không đủ tự tin.
Khi tôi học tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Tây
Ban Nha, lời cha lại vang lên trong tôi: “Con có thể làm vậy nếu con muốn.” Và tất cả đều trở thành đơn giản đối với tôi.
Âm nhạc đã gắn liền với cuộc đời tôi. Ngày nay,
tôi chơi nhạc cụ cùng với dàn nhạc để tôi có thể tận hưởng vẻ đẹp của âm nhạc –
đặc biệt là nhạc cổ điển. Tôi không thể là một nhạc sĩ thiên tài, nhưng tôi
luôn biết ơn cha tôi về lời động viên đã cho tôi đủ sức mạnh để tôi có thể là tôi
như ngày nay.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul:
Thanks Dad)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment