Nếu không sẽ chẳng thoát ra khỏi mình
Khổ đau cần phải hy sinh
Chúa Giê-su bởi thương yêu
Bằng lòng chấp nhận khổ đau cho mình
Vì yêu chẳng ngại hy sinh
Muốn luôn ở với người mình yêu thương
Chúa dùng bánh rượu bình thường
Làm nên Thánh Thể ở cùng thế nhân
Hồng ân nối tiếp hồng ân
Hồn được lương thần nuôi dưỡng ngày đêm
Để luôn được sức mạnh thêm
Vượt qua ải khổ đến miền trường sinh
Ân tình nối tiếp ân tình
Nhiệm mầu Thánh Thể – phúc lành Giê-su
TRẦM THIÊN THU
Tuần Thánh – 2019
SỰ TÍCH GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày giỗ Tổ Hùng
Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ
thờ cúng Tổ Tiên.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là “Lễ hội Đền Hùng” là một
ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này
để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có
công cùng các Vua Hùng dựng nước.
Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau
nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra
một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt.
Một hôm vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp
thật khó”.
Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con
theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi,
làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán – An
Dương Vương.
Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa,
vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu
kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng
Vương.
Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 – chính thức chọn ngày 10
tháng 3 âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc
nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ Tiên.
PHONG TỤC LỄ HỘI ĐỀN HÙNG
Cây có gốc, nước có nguồn, chim tìm tổ, người tìm tông. Ngày 10/3
âm lịch, cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Lễ hội
Đền Hùng đã trở thành ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù muôn
nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Nhưng không
phải ai cũng biết rõ những phong tục xung quanh việc thờ cúng các Vua Hùng,
những hoạt động văn hóa dân gian mà người xưa đã tạo dựng để minh họa thêm cho
tín ngưỡng dân tộc thuộc thời đại các Vua Hùng. Đây là một số phong tục xung
quanh việc thờ cúng Vua Hùng.
ĐỀN LẠN VÀ CỖ THỊT GÀ
Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương
(Phong Châu – Phú Thọ). Các Vua Hùng hay đi săn ở vùng chân núi. Sau mỗi
lần săn về, Vua Hùng ngồi nghỉ ở đồi Lạn (nay thuộc thôn Thọ Khảo, xã Phù
Ninh). Tùy tòng đem chim ra mổ, lấy lòng quấn với củ kiệu rồi nướng cho mọi
người ăn, còn chim thì để cả con mang về. Đời sau, dân Thọ Khảo lập đền thờ Vua
Hùng trên đồi Lạn, hằng năm tổ chức cúng tế. Lễ vật là gà để cả con (tượng
trưng cho chim săn được) và bộ lòng gà quấn củ kiệu nướng chín. Lễ xong, người
ta chia đều cho dân đinh.
Phong tục này có thể nhằm nhắc lại chuyện săn bắt của các Vua
Hùng, mà cũng có thể là ánh hồi quang của lối săn bắn tập thể thời công xã
nguyên thủy, khi đó muông thú săn được đem chia đều cho mọi thành viên của bộ
lạc.
LÀNG CỔ TÍCH VỚI CỖ XÔI NHIỀU MÀU
Hằng năm, đến ngày giỗ Tổ, dân làng Cổ Tích thường đem cúng bánh
dày và xôi. Bánh dày liên quan đến câu chuyện về Lang Liêu mà nhiều người đã
biết. Còn xôi thì thật là đặc biệt, ngoài xôi trắng ra còn có xôi được nhuộm
màu đỏ và tím. Việc nhuộm màu xôi nhằm nhắc lại những giống lúa khác nhau đã
được trồng từ thời Hùng Vương. Đó chính là tín ngưỡng hiến tế bằng những sản
phẩm lao động, thể hiện sáng tạo của tổ tiên, cũng là tín ngưỡng phồn thực cầu
sinh sôi nảy nở, phát triển khôn cùng.
LÀNG TRẸO VÀ TỤC RƯỚC CHÚA ÔNG,
CHÚA BÀ
Làng Trẹo (tên chữ là Triệu Phú) có tục rước rất vui, bắt nguồn từ
sự tích Tản Viên đón Ngọc Hoa. Số là sau khi thắng Thủy Tinh trong việc dẫn nạp
đồ lễ cưới, Sơn Tinh - Tản Viên được đón Mị Nương Ngọc Hoa về núi Tản (thời đó,
con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương). Nhưng vì Ngọc Hoa
nhớ cha mẹ nên chỉ mới đi đến làng Trẹo đã không chịu đi nữa, nàng ngồi xuống
một phiến đá. Sơn Tinh phải vào làng nhờ dân giúp đỡ. Thế là mọi người kéo ra
đón chào Ngọc Hoa. Họ bày các trò vui để Ngọc Hoa nguôi nỗi nhớ nhà. Người thì
múa nhảy, người thì hát hò. Cuối cùng, Ngọc Hoa bằng lòng lên kiệu và đám rước
lại lên đường.
Năm 1945, sự tích này được khôi phục, đám rước chúa ông, chúa bà
diễn ra như sau: đi đầu là những người giơ cao các bó lúa, rồi tới những người
cầm cày, bừa, dao, cuốc. Vừa đi, họ vừa lúc lắc nông cụ, vừa nói vui. Cuối đám
rước là những người đi săn, đánh cá trên vai lỉnh kỉnh cung tên, lưới, đòng...
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận ra rằng bên cạnh câu chuyện về một đám cưới
giữa hai gia đình tù trưởng thuộc hai bộ lạc khác nhau, tục rước này còn có thể
là ngày hội “trình nghề” của cư dân nông nghiệp thời cổ sơ vốn chưa có sự tách
biệt giữa các nghề trồng trọt, săn bắt, chài lưới.
Tóm lại, điểm qua một số phong tục quanh lễ hội khu vực Đền Hùng,
ta thấy khu vực này là dải đất cổ còn bảo lưu nhiều lớp tín ngưỡng nguyên thủy,
được coi là cái nôi của dân tộc Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment