“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt
Nam.” (tục ngữ)
Khi nói THẤP
mà âm cao đấy thôi
Khi nói TRỜI
mà âm ở dưới ĐẤT
Khi nói ĐẤT
mà âm ở trên TRỜI
Bảo ở TRÊN mà
thấp hơn ở DƯỚI
Nói ở DƯỚI mà
cao hơn ở TRÊN
Cơn phong ba
chẳng bằng cơn bão táp
Thật lạ kỳ với
ngữ pháp Việt Nam!
Bắc, Trung,
Nam – giọng mỗi miền một kiểu
Dù viết ra
chữ nghĩa vẫn như nhau
Nhưng khi nói
chưa chắc hoàn toàn hiểu
Người này nói
mà người kia… gãi đầu!
Thật tuyệt
vời quốc ngữ nghe như hát
Các dấu giọng
có lúc bổng, lúc trầm
Như giai điệu
tấu lên thành khúc nhạc
Thật diệu kỳ
chữ quốc ngữ Việt Nam
TRẦM THIÊN THU
Chiều Xuân, 25-01-2019
TRƯ TRU TRÉO
“THIỆN thắng ÁC – RÁC cần HỦY – QUỶ phải DIỆT”
Năm nay Kỷ Hợi,
Heo ơi!
Cớ gì mà lại
sầu bi
Ăn no, ngủ kỹ
– có gì băn khoăn?
Phải chăng vì
hại dân oan
Thế nên lo sợ
khi Xuân đã về?
Tham ăn nên
bụng nặng nề
Chứa toàn ác
độc, gian tà, mưu thâm
Khiến bao người
chẳng có Xuân
Tết này chẳng
thấy bình an dân lành
Heo lành hóa
Lợn gian manh
Trư tru tréo
tựa yêu tinh độc mồm!
VIỄN ĐÔNG
✽ Ngày xưa, nhà nào trong làng Đoài cũng nuôi một giống vật lạ:
Mõm dài, tai lớn, bốn chân nhỏ, thân mập ù, nục nịch thịt. Tiếng kêu “éc éc”
nghe ghê lắm. Giống ấy phàm ăn, cứ ăn xong thì ngủ. Hơi ngót dạ lại rống đòi ăn
làm cho người làng phải “hầu hạ” rất vất vả. Người ta muốn nuôi nó chóng lớn để
mau làm thịt nên đặt tên cho nó là Lớn. Dân gặp các quan thì thường nói “bẩm
quan lớn,” nhưng dân miền Trung nói chữ “quan lớn” thành “quan lợn” (vì họ không
nói được đúng giọng dấu sắc). Lâu ngày dày tháng, người ta quen miệng bẩm “quan
lợn” nên gọi “con lớn” thành “con lợn.” Thế là chúng ta có... con Lợn. Con Lợn “di
trú” vô Nam rồi biến gien thành... con Heo. Có phải tại theo thuyết tiến hóa của
lão Karl Mark lầm lạc và mê muội chăng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment