Nghe lời Thiên Chúa gọi mời
Bồi hồi dấn bước vào đời hiến dâng
Vững tin Đức Chúa chí nhân
Vì lời Ngài đã vang ngân nói rằng:
“Đừng lo sợ, hãy lên đường!
Tên ngươi Ta gọi, phần riêng Ta rồi” [*]
Ra đi muôn hướng đất trời
Tin Mừng loan báo cho người khổ đau
Một lần khấn hứa ngọt ngào trăm năm
Theo Thầy, từ bỏ trần gian
Một đời dâng hiến mến tin âm thầm
Thanh tuân, thanh khiết, thanh bần
Vần thơ, điệu nhạc Mùa Xuân Nước Trời
✽ Ơn Thiên Triệu Là Gì? – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/08/on-thien-trieu-la-gi.html
✽ Vườn Ươm Ơn Thiên Triệu
https://tramthienthu.blogspot.com/2014/08/vuon-uom-on-thien-trieu.html
✽ Nhận Thức Ơn Thiên Triệu
https://tramthienthu.blogspot.com/2016/04/nhan-thuc-on-thien-trieu.html
CHỮ TU
Đi TU đâu phải đi TÙ
Đi tu để giống Giêsu mọi điều
Thế nhưng có kẻ vẫn liều
Tu lâu rồi lại hóa kiêu khác thường
Vẫn còn chiên lạc xa đường
Chỉ gần chiên mập, vô cùng béo ngon
Chiên gầy, chiên ghẻ héo hon
Sao không tìm kiếm, không gần gũi
chiên?
Đâu rồi phục vụ nhiệt tâm [1]
Đâu rồi khiêm hạ, nỗi niềm ngày xưa?
Đi tu để giống Giêsu
Thế mà sao lại giống như nịnh thần [2]
Chủ chiên phải chết vì chiên
Để chiên được sống an tâm, dồi dào [3]
Biết chạnh lòng, biết thương yêu
Nếu như “kẻ lạ,” chiên đâu nghe lời
[4]
Gương Kolbe thật tuyệt vời [5]
Cassaigne giám mục quên đời vì chiên [6]
Linh mục Bửu Diệp quên thân [7]
Chủ chiên “chính hiệu” vì chiên liều
mình
Cuộc đời lớn nhất chữ tình
Ai dám liều mình, tình lớn nhất thôi
[8]
Chiên đau, chiên khổ khắp nơi
Xin đừng “hút máu” kẻo đời chiên oan!
Chủ chiên đừng hóa thợ chiên
Kẻ chăn thuê chẳng dám quên đời mình
Giêsu Mục Tử Nhân Lành
Mong chiên, mong chủ đều thành thánh
nhân
Thầy ơi, tha thứ chúng con
Từ nay xin hứa quyết tâm NÊN NGƯỜI
TRẦM THIÊN THU
[1] Mt 20:28 – Phục vụ chứ không hưởng thụ.
[2] Dịp tấn phong 19 hồng y hồi tháng 2-2014, ĐGH Phanxicô đã nói: “Chư
huynh là các tôi tớ chứ không là những nịnh thần” (servants, not courtiers).
[3] Ga 10:10.
[4] Ga 10:5.
[5] Thánh Lm Maximilian M. Kolbe (OFM, 1894–1941) chết thay người bạn
tù.
[6] Gm Jean Cassaigne (Pháp, 1895-1973) chết với các bệnh nhân phong Di
Linh.
[7] Lm P.X. Trương Bửu Diệp (Việt Nam, 1897-1946) chết thay đoàn chiên.
[8] Ga 15:13.
ĐỪNG ĐI TU ĐỂ HỌC HÀNH
Nhận được tin báo trúng tuyển của nhà dòng, em lên chào cha xứ để
bước vào giai đoạn mới của đời dâng hiến. Sau buổi trò chuyện về ơn gọi, về học
vấn, và về cuộc sống tương lai, em chào cha xứ ra về. Trước khi chia tay, cha
xứ nhắn em: “Con nhớ, học để đi tu chứ
không phải đi tu để học!”
Thực ra cha nhắn nhủ điều ấy vì em là một người học giỏi. Tri thức
luôn lôi cuốn và hứa hẹn cho em nhiều điều. Một trong những lý do em chọn nhà dòng
A (xin được giấu tên) vì dòng này có truyền thống học tập. Nhà dòng luôn đầu tư
cho các tu sĩ học cao lên bao nhiêu có thể. Đó là bước đầu em thấy mình có thể
phù hợp với ơn gọi trong dòng này. Em hy vọng trong môi trường nhà dòng em được
tập tu, được sống đời thánh hiến và học tập để phục vụ Thiên Chúa và con người.
Em thân mến,
Trong trường hợp của em, chúng ta
thấy hai ý hướng rất khác nhau khi bước vào đời tu: Học để đi tu và tu để đi
học. Trước hết, đời dâng hiến là bước theo Đức Giêsu trong chủng viện, dòng tu
hay một tu hội nào đó. Ngoài nhiều phương diện người tu sĩ phải tập tành, họ
còn đòi hỏi phải học hành theo chương trình của Giáo Hội, của nhà Dòng. Theo
đó, mục đích của việc học là giúp người tu sĩ trưởng thành hơn về mặt tri thức
và có thể chu toàn sứ mạng sau này. Với vốn kiến thức cần thiết và quan trọng ấy,
họ có thể phục vụ Thiên Chúa và con người hữu hiệu hơn. Càng dấn thân học tập,
họ càng có cơ hội kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn như lòng Chúa ước mong. Bởi
đó, người tu sĩ thường học tập rất nhiều với thời gian lâu dài. Để có được một
tu sĩ tài đức như nhà Dòng ước mong, họ phải chấp nhận bước vào con đường đào
luyện đó.
Như vậy, học tập để họ tu tốt
hơn, có kinh nghiệm cá vị với Thiên Chúa hơn. Họ học vì lòng yêu mến các linh
hồn và có thể làm việc hiệu quả trong sứ mạng Chúa trao. Việc học ấy không chỉ
diễn ra nơi ghế nhà trường, mà con chính trong đời sống tu trì và nơi những
người họ tiếp xúc. Với tấm lòng rộng mở, họ đón lấy tất cả những phương tiện từ
đạo lẫn đời, để có thể làm Danh Thiên Chúa được cả sáng hơn.
Ngược với ý trên đây là đi tu để học.
Thực tế nhiều người nhận thấy môi trường tu trì, nhà dòng luôn sở hữu hệ thống
đào tạo khá tốt, một lối giáo dục toàn diện. Họ muốn bước vào đó để hoàn thiện
con được học tập của chính mình. Chẳng có gì sai nếu họ hiếu học, nhưng dường
như họ không phù hợp trong đời sống tu trì. Nếu đi tu để học thôi thì họ mang
tiếng là lợi dụng nhà dòng để tiến thân trên con đường học vấn. Họ lấy việc học
làm mục đích chính của đời tu, nên Thiên Chúa và lối sống tu trì dường như
không quan trọng lắm so với công việc học hành. Nếu thế thì đời tu đâu còn ý
nghĩa! Thay vì họ muốn “biến bàn học thành bàn thờ”, giờ đây họ lấy mình là
trung tâm để tìm tri thức hơn là tìm Thiên Chúa. Bởi vậy không ít người đã thất
vọng khi chỉ theo đuổi con đường học vấn trong đời tu! Đơn giản họ chọn sai môi
trường. Đời tu là nơi để Thiên Chúa, ngang qua nhà dòng, hướng dẫn họ bước đi,
kể cả trong việc học. Đằng này họ chỉ chú tâm vào học mà lãng quên nhiều khía
cạnh quan trọng của một người tu sĩ. Chúa Giêsu mời gọi mình đi tu (hãy theo Thầy
– Ga 21:22) chứ đâu gọi mình đi học!
Cha xứ của em có lý khi nhắc em
đừng lẫn lội giữa việc học và đời tu. Cảm ơn cha đã cho em thấy được đời tu
không chỉ có việc học, dù vốn rất cần thiết. Trên hết Đức Giêsu mời gọi người
tu sĩ liên lỉ hãy theo Người, và hãy học với Người (Mt 11:28-30). Khi thấy được
tương quan giữa việc học và đời tu, hy vọng người tu sĩ tìm được niềm vui trong
việc học, và nhờ ơn Thiên Chúa họ có thể đảm nhận được việc học thật tốt đẹp.
Mặt khác, nếu cầu nguyện là con đường dẫn con người đến gặp gỡ Thiên Chúa, thì
học hành lại là phương tiện tốt nhất để người tu sĩ có thể phục vụ Người ngang
qua tha nhân. Tuy học hành vất vả và đòi hỏi nhiều hy sinh, nhưng với ơn Chúa
người tu sĩ say mê tiến bước vào những chân trời tri thức. Nơi đó, ước mong họ
có thể gặp gỡ Đấng là tri thức đích thực cho con người.
Em đừng quên Giáo Hội luôn mời
gọi “người dâng hiến phải có một kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa và ý thức
được các thách đố của thời đại mình, khám phá ra ý nghĩa thần học sâu xa của chúng,
nhờ biết nhận định với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.” (x. Vita Consecrata, số
73) Điều ấy đòi hỏi tu sĩ phải học mỗi ngày, nhưng là học cùng với Thiên Chúa
với hết khả năng của mình. Khi đó, hoa trái của việc học trổ sinh không chỉ nơi
đời sống tu trì của họ, mà còn lan tỏa hương thơm Tin Mừng đến cho tha nhân.
Như thế học không chỉ học vì
chính nhà dòng đòi hỏi, nhưng người dâng hiến còn học vì Thiên Chúa và vì các
linh hồn. Theo đó trong Tông huấn đời sống thánh hiến, thánh giáo hoàng Gioan
Phaolô II nhắn nhủ người tu sĩ cần dấn thân mạnh hơn nữa cho sứ mạng giáo dục,
giúp giải phóng con người khỏi hình thức tồi tệ của cảnh bần cùng, tức là thiếu
đào tạo về văn hoá và tôn giáo. Hơn nữa, ngài còn nhấn mạnh: “Sự chuyên cần học
tập là một phương thức giáo dục toàn diện con người và là một con đường khổ chế
rất hiện đại, nhất là phải đối diện với những nền văn hoá đa dạng khác. Sự lơ
là học tập có thể có những hậu quả trầm trọng ngay cả trên hoạt động tông đồ,
đưa tới mặc cảm bị gạt ra lề và tự ti, hoặc đưa tới những sáng kiến nông cạn và
hời hợt” (x. Vita Consecrata, số 97-98). Với khả năng học thức của em, tôi tin
rằng Thiên Chúa sẽ trao cho em nhiều cơ hội học hành để mai này có thể phục vụ
Chúa và con người hữu hiệu hơn. Được như thế, chỉ khi em học để đi tu chứ không
phải ngược lại!
Cầu chúc em trong giai đoạn bước
vào đời tu thật nhiều ơn Chúa và hạnh phúc sống trong môi trường mới. Nơi đó em
được học cùng Giêsu mỗi ngày, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống. Ước mong
Thiên Chúa, Giáo Hội và nhà dòng có thêm một tu sĩ tài đức để phục vụ con người
thời đại hôm nay.
Chào em,
Giuse PHẠM ĐÌNH NGỌC – SJ (https://dongten.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment