“Dân
trước đây không phải dân của Ta, Ta sẽ gọi là Dân của Ta; người chẳng được yêu,
Ta sẽ gọi là Người Yêu.” (Rm 9:25)
TÔI TIN CHÚA VÌ NGƯỜI DO THÁI LÀM TÔI… SỢ.
Cách giải thích theo
vô thần về niềm tin tôn giáo, đó là sự hoàn tất ước muốn thuộc về vũ trụ và là thuốc
phiện đối với dân chúng, không thể được áp dụng cho chữ יאַרמלקע (những người bấp
bênh). Họ không theo mệnh lệnh của Thiên Chúa dù họ được hứa ban hạnh phúc vĩnh
hằng khi làm như vậy.
Họ không sống đời sống tôn giáo dù họ được hưởng hạnh
phúc vĩnh hằng sau khi qua đời. Thật vậy, những người Do Thái thời sơ khai
không tin có Thiên đàng (Heaven). Họ tin vào Âm phủ (Sheol), đó là “một
nơi tối tăm mà mọi người chết đều tới, cả người công chính và bất chính, dù họ
đã sống theo cách chọn lựa luân lý nào, một nơi tĩnh mịch và tối tăm xa cách Thiên
Chúa.”
Nếu điều này có
vẻ chỉ là “chuyện nhỏ” (mere trifle), hãy để tôi thăm dò các ngụ ý của yếu tố
này: Người Do Thái đồng ý bỏ các thú vui về sự gian dâm, say rượu, lừa đảo, lười
biếng, tôn sùng ngẫu tượng, và mọi thứ khác, để dành thời gian cầu nguyện, ăn
chay, và tuyệt đối vâng lời các tư tế, hoàn toàn không có phần thưởng đời đời. Nếu
bạn đã từng mạo hiểm đi vào sâu trong sách Đệ Nhị Luật (Deuteronomy), có danh
sách dài dằng dặc các luật lệ “chi tiết” theo kiểu “bới lông tìm vết,” thì bạn
biết điều này kỳ diệu như thế nào. Người Do Thái đại diện cho sự hăng hái về
việc mâu thuẫn với tư tưởng cho rằng tôn giáo được lập ra để làm cho chúng ta
cảm thấy tốt, cho phép chúng ta quên đi mọi nỗi lo sợ và các bi kịch bằng
cách nhìn vào hạnh phúc vĩnh viễn.
Vì thế, nhờ chịu
cắt bì, nghi ngờ đầu tiên của tôi cho rằng niềm tin tôn giáo là sự hoàn tất ước
muốn đã giảm bớt. Nhưng dù người Do Thái không tin họ được thưởng công trên
Thiên đàng, chắc chắn họ vẫn tin rằng Thiên Chúa ở với họ, giúp đỡ họ, và đấu
tranh cho họ trên thế gian này. Có chắc chắn tôn giáo của họ vẫn là một dạng hoàn
tất ước muốn?
Câu trả lời của
tôi là “có”. Và đó là phần khiến tôi sợ đối với người Do Thái. Mối quan hệ của
họ với Thiên Chúa không dựa trên những thứ trừu tượng, mà dựa trên một hiệp ước
(pact) – một hiệp ước hiển nhiên, hữu hình và trần tục. Giao ước đã được chính
Thiên Chúa đưa ra: “Các ngươi là Dân của
Ta và Ta là Thiên Chúa của các ngươi.” (Gr 30:22; Gr 32:38) Ngài giúp Do
Thái và thực hành kế hoạch cứu độ qua họ, và họ sẽ trung tín với Ngài.
Là một người hiện
đại, tôi không muốn điều này. Tôi muốn biết rằng mối quan hệ giữa Thiên Chúa
với tôi comes in the abstract form of tình yêu và hòa bình. Thiên Chúa là Đấng hoạt
động trên mức độ của linh hồn tôi – và như vậy Ngài vẫn không thể tranh luận
đối với người vô thần. Bạn có thể hỏi điều gì hoạt động trong linh hồn tôi ư?
Nhưng người Do
Thái không có cách chia Thiên Chúa của họ thành từng ngăn đối với những vấn đề
tâm linh. Thiên Chúa là Thiên Chúa, là Đấng đã phân rẽ nước Hồng Hải (Biển Đỏ)
cho họ đi qua, là Đấng đã chiến thắng những trận đánh, là Đấng đã đến như cột
lửa và cột mây, là Đấng đã nói với Môsê trong bụi cây bốc cháy và là Đấng đã
nuôi sống họ bằng manna từ trời. Tóm lại, thỏa hiệp của họ với Thiên Chúa hoàn
toàn có thể minh chứng, tự biểu lộ bởi tác động riêng của Lòng Chúa Thương Xót
trong đời sống của Dân Ngài. Thiên Chúa hứa với họ rằng Ngài sẽ giúp họ sống
sót thành một quốc gia, và dân Do Thái – dù nhỏ yếu và bị ghen ghét – họ vẫn
hợp quần thành mọt quốc gia.
Điều này có chứng
tỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa? Tất cả những sự tương tác đó có thể đã được tạo
nên, có thể người Do Thái chỉ sống sót do ngẫu nhiên, và người Do Thái ngồi ghế
quan tòa ở TP New York ngày nay có thể cũng chỉ là sự ngẫu nhiên của lịch sử. Nhưng
thế là lãng phí khi cho rằng việc tin vào Thiên Chúa có nguồn gốc từ những
giả thuyết không thể chứng minh (untestable hypotheses). Người Hy Lạp cổ đại có
thể nói rằng thần Helios kéo mặt trời ngang qua bầu trời bằng chiếc xe ngựa, và
không ai có thể tranh cãi. Tranh luận về các tôn giáo cổ đều giống nhau, và
thậm chí cả một số tôn giáo hiện đại, như khi người Kitô giáo nói: “Tôi biết Thiên Chúa hiện hữu vì tôi cảm
thấy sự hiện hữu của Ngài.”
Nhưng người Do
Thái cho rằng vào một ngày chính xác, tại một nơi chính xác (chúng ta hiểu là
hiện hữu), khi người nào đó là người cai trị (người mà chúng ta biết đã sống và
đã thực sự cai trị), Thiên Chúa đã làm ra 10 đại dịch trên người Ai Cập, và
người Do Thái được tự do. Sự hiện hữu của Thiên Chúa ở trên hiệp ước hiển nhiên
giữa họ, Ngài hứa Ngài sẽ đấu tranh cho họ. Đó có phải là sự hoàn tất ước muốn?
Đúng, nhưng theo nghĩa xấu thì ước muốn của họ hiển nhiên được mãn nguyện.
Như vậy chúng ta
sợ vì những tuyên bố của họ, để quyết định làm gì đó với người Do Thái. Như
Walker Percy nói: “Người Do Thái vừa là
dấu hiệu vừa là chướng ngại vật. Đó là lý do mà họ bị ghét bởi những người lý
luận như Hitler (chủ nghĩa Phát-xít hoặc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) và
Stalin (chủ nghĩa Phát-xít hoặc chủ nghĩa cộng sản). Người Do Thái không thể bị
tản mác.”
Họ đang sống, đang
hít thở để chứng tỏ rằng niềm tin vào Thiên Chúa không bắt nguồn từ lời hứa của
phần thưởng đời đời, rằng không có gì giống thuốc phiện, và niềm tin của họ
được tiếp tục là hợp lý (validated), không bởi trừu tượng mà bởi các sự kiện cụ
thể, đã được ghi chép trong lịch sử. Ý nghĩ cho rằng các sự kiện này (phân rẽ
nước Biển Đỏ, tách nước khỏi đá,…) không thể xảy ra thì chỉ là ngớ ngẩn. Bất kỳ
ai nói điều đó sắp bị quở phạt, vì sự đồng ý của họ – nếu người đó là khoa học
gia giỏi – cũng sẽ kết luận thế này: “Theo
kinh nghiệm bình thường của con người, sự kiện khác thường của Tiếng Nói phát
ra từ bụi cây bốc cháy là không thể.” Không, đó là điều chắc chắn nhất có
thể xảy ra. Khi tôi nhìn vào khuôn mặt của một người Do Thái, cách họ sống và
tôn thờ Chúa ngày nay, tôi tin họ như vậy.
Cảm ơn bạn đã đọc
bài viết này! Tôi muốn dành một phút và xin lỗi về 2 bài viết trước của tôi
trên blog đã không mấy tế nhị. Mea culpa, mea culpa! Tôi xin nhận lỗi mình, và tôi hứa làm tốt
hơn.
MARC
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Patheos.com)
[Đăng báo TTĐM số 486, tháng 6-2018, Dòng Mẹ
Chúa Cứu Chuộc xuất bản tại Hoa Kỳ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment