Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

NGƯỜI CÔNG GIÁO và ƠN CỨU ĐỘ

“Tại sao người Công giáo không loan báo ơn cứu độ?” Đó là vấn đề được một người Tin Lành đặt ra đối với tôi. Người này đang tìm hiểu để gia nhập Giáo hội. Vấn đề này ẩn giấu sự kết án và người này có ý nói rằng điều đó không đúng. Người này cũng không biết cách trả lời thế nào là đúng.
Thực sự nhận thức đó đã lan rộng, cho rằng người Tin Lành loan báo về ơn cứu độ, còn người Công giáo thì không. Chính tôi cũng đã từng cho là như vậy. Đó là một loại sự thật: Tôi chắc rằng, vào bất kỳ Chúa Nhật nào, nếu bạn tới một nhà thờ Tin Lành sẽ có thể nghe những sứ điệp minh nhiên về Ơn Cứu Độ, nhưng bạn sẽ chẳng nghe được điều đó tại một giáo xứ Công giáo.
Như vậy, người Công giáo không rao giảng về ơn cứu độ chăng?
Khi tôi suy nghĩ về vấn đề này, tôi nghĩ tới bài giảng tôi đã nghe. Một bài giảng vào Chúa Nhật Chúa Chiên Lành về chủ chăn hiến mạng sống vì đoàn chiên (Ga 10). Một bài giảng về tông đồ Thomas đa nghi (Lc 24).
Chúa Nhật trước đó Phúc Âm nói về phép lạ mẻ cá lạ (Ga 21), tôi nhớ lại bài giảng về cách chúng ta kết hiệp sự hy sinh của mình với sự hy sinh của Đức Kitô trong Thánh Lễ, phù hợp với câu chuyện trong Phúc Âm về cách các môn đệ đem cá tới cho Chúa Giêsu và rồi Ngài gọi họ tới ăn cá nướng. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Đức giám mục tại giáo phận của tôi có một bài giảng tập trung vào vấn đề chúng ta có gặp Chúa phục sinh hay không.
Tôi không nhớ người giảng nói cách nào chúng ta được cứu độ, như vậy bài giảng không nói về Ơn Cứu Độ sao?
Tôi không nghĩ vậy. Làm sao chúng ta có thể biết ai đó được cứu độ mà không gặp Đấng phục sinh? Làm sao các hy sinh chúng ta dâng lên để kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu lại không liên quan Ơn Cứu Độ?
Các bài giảng đưa ra các cách thức khác nhau mà người Công giáo và Tin Lành nói về Ơn Cứu Độ. Đó không là vấn đề. Mọi điều trong đạo Công giáo được đặt ra đều hướng tới Ơn Cứu Độ. Cho người đói khát được ăn uống hoặc chăm sóc bệnh nhân theo lệnh Chúa truyền là điều cần thiết để được thừa hưởng Thiên Quốc (Mt 25). Khi ăn chay, từ bỏ mọi quyến luyến với vật chất, và trau giồi tinh thần nghèo khó là chúng ta sống theo lời khuyên Chúa Giêsu nói với người giàu có (Lc 18). Khi lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta được bảo đảm “sự sống đời đời” trong chúng ta, như Chúa Giêsu đã hứa (Ga 6).
Vẫn còn vấn đề đáng để trả lời trực tiếp. Có vài cách khác nhau để chúng ta trả lời vấn đề này. Về các bí tích, chúng ta cần bí tích Thánh Tẩy để rửa sạch tội Nguyên Tổ, bí tích Thánh Thể là sự hy sinh cao cả của Đức Kitô dành cho chúng ta, và bí tích Hòa Giải tha thứ tội lỗi chúng ta đã phạm từ khi được rửa tội.
Chúng ta cũng có thể nói về đời sống nội tâm của người nào đó. Đức tin là điều cần thiết để được cứu độ, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Bởi vì đức tin sống động qua tình yêu (Gl 5:6). Do đó, chúng ta phải yêu thương nhau (1 Ga 4:8). Như vậy, Ơn Cứu Độ đến không qua cách tuyên xưng thoáng qua, mà phải thể hiện suốt đời, và đức tin đó phải phát triển trong tình yêu.
Tình yêu này thể hiện qua hành vi bác ái. Đó là chứng tỏ qua hành động. Nhưng vị trí đúng phải được hiểu biết: đó không là vấn đề tích lũy đủ các việc lành, mà là mức độ “tỏa sáng” của lửa yêu mến đốt trong lòng chúng ta.
Chính tình yêu đó tạo nên mọi sự khác biệt. Tình yêu không đòi hỏi mức tối thiểu chúng ta có thể làm, nhưng đòi hỏi mọi thứ chúng ta có thể làm cho tha nhân vì lòng yêu mến Thiên Chúa. Tình yêu vô hạn, không có điểm dừng. Không có điểm cho biết đủ mức độ yêu thương để được cứu độ – bởi vì đó không là những gì chúng ta cố gắng làm, không là cách yêu theo cách nghĩ của chúng ta. Yêu thương là công việc cần mẫn. Kinh Thánh và Giáo huấn Công giáo xác định rằng mọi thứ đều nhờ ân sủng của Thiên Chúa.
Chúng ta lần chuỗi, làm tuần cửu nhật, hoặc lặng lẽ chầu Thánh Thể, đó là cách chúng ta thể hiện đức tin và đức mến: chúng ta thể hiện đức tin trong sự thật về Chúa Giêsu và thể hiện đức mến đối với Ngài. Kiêng thịt ngày Thứ Sáu Mùa Chay, giúp đỡ người nghèo, hoặc đơn giản là ngước nhìn Thánh Giá với lòng mến, đó là những hành động nhỏ bé nhưng có thể ích lợi cho chúng ta trên hành trình tiến về trời.
Đối với người Công giáo, Ơn Cứu Độ giống như một loại món thịt hầm với đủ thứ trong đó, mỗi thứ một chút – những miếng thịt bò, thịt heo, cà-rốt, rau cải, gia vị,… thậm chí có thể có ít xương trong đó. Tạ ơn Chúa, bởi vì tôi thích “món hầm chân thật” hơn là nước luộc gà mà chẳng có chút thịt gà nào!
STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Chiều 2-5-2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment