Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

24/11 – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Chân phước Anrê Phú Yên là một trong hàng trăm ngàn vị tử đạo Việt Nam trong những năm từ 1820 tới 1862. Có 117 vị được phong chân phước vào 4 dịp trong những năm từ 1900 tới 1951. Rồi ĐGH Gioan Phaolô II đã tuyên thánh 117 vị này vào ngày 19-3-1988, Anrê Phú Yên được tuyên chân phước ngày 5-3-2000.
Công giáo đã đến Việt Nam qua người Bồ Đào Nha, lúc đó còn tách là Đàng trong và Đàng ngoài. Các linh mục Dòng Tên đã lập Hội Truyền Giáo đầu tiên tại Đà Nẵng năm 1615. các vị tử đạo đã bị nhà vua bắt bội giáo bằng cách đạp lên Thánh Giá, nhưng tất cả đều son sắt niềm tin, không tham sống mà chối bỏ Chúa.
Có 3 đợt bách hại dữ dội hồi thế kỷ XIX. Trong 60 năm kể từ năm 1820, có khoảng từ 100.000 tới 300.000 người Công giáo bị giết hoặc chịu đau khổ. Các nhà truyền giáo ngoại quốc tử đạo trong đợt đầu gồm các linh mục thuộc Hội Truyền Giáo Paris (Paris Mission Society), các linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha và các thành viên Dòng Ba Đa Minh. Năm 1847, cuộc bách hại lải nổ ra khi nhà vua nghi ngờ các nhà truyền giáo ngoại quốc và các tín hữu Việt Nam muốn nổi loạn.
Các vị tử đạo cuối cùng là 17 giáo dân, có một vị mới 9 tuổi, bị hành quyết năm 1862. Cũng chính năm này có Hiệp ước Tự do Tôn giáo giữa Pháp quốc và Việt Nam, nhưng vẫn chưa hết bách hại. Năm 1954, có hơn 1.500.000 người Công giáo miền Bắc – chiếm 7% dân số hồi đó. Phật giáo chiếm khoảng 60%. Cuộc bách hại dai dẳng khiến 670.000 người Công giáo phải rời bỏ quê hương xứ sở để vào miền Nam. Năm 1964, miền Bắc vẫn còn 833.000 người Công giáo nhưng nhiều người phải bị tù đày.
Tại miền Nam, người Công giáo được tự do tôn giáo trong những thập niên đầu của những thế kỷ qua, họ sống như những người tỵ nạn. Trong thời chiến tranh Việt Nam, người Công giáo lại bị bách hại ở miền Bắc và lại phải chuyển vào miền Nam rất đông.
TRẦM THIÊN THU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment