Ngài là người chống đối dữ dội mà muốn làm
tu sĩ, rồi một tu sĩ trở thành giám mục, một giám mục chống lại chủ nghĩa ngoại
giáo và cầu xin Lòng Chúa Thương Xót cho những người theo tà thuyết. Ngài là một
trong các vị thánh nổi tiếng nhất và là một trong số các vị thánh tiên khởi của
Giáo hội.
Ngài sinh trưởng trong một gia đình ngoại
giáo ở một vùng mà nay là Hungary và được giáo dục tại Ý. Là con trai của một cựu
chiến bình, ngài bị bắt buộc phải phục vụ trong quân ngũ từ lúc 15 tuổi, dù
ngài không muốn. Ngài được rửa tội lúc 18 tuổi và trở thành giáo lý viên. Lúc
23 tuổi, ngài từ chối tiền thưởng quân đội của hoàng đế và nói: “Hạ thần phục vụ ngài với tư cách binh sĩ, bây
giờ hãy để hạ thần phục vụ Đức Kitô. Xin
nhường phần thưởng cho người khác. Còn hạ thần là binh sĩ của Chúa Kitô”.
Ngài trở thành đệ tử của Thánh Hilary Poitiers.
Ngài là người trừ quỷ và hăng say chống lại
tà thuyết Arian (*). Ngài đi tu, mới đầu sống ở Milan (Ý), sau đó sống ở một đảo
nhỏ. Khi thánh Hilary được phục hồi sau thời kỳ lưu đày, thánh Martin Tours trở
về Pháp và thành lập Dòng đầu tiên của Pháp gần Poitiers. Ngài ở đây 10 năm, lập
nhóm các môn đệ và đi truyền giáo khắp nước.
Dân chúng Tours yêu cầu tấn phong ngài làm
giám mục. Ngài bị “lừa” tới thành phố đó và bị đưa vào nhà thờ, và ngài miễn cưỡng
để được tấn phong giám mục. Các giám mục nghĩ ngài có bề ngoài luộm thuộm và tóc
tai bù xù không xứng đáng với chức vụ.
Cùng với Thánh Ambrôsiô, ngài phản đối luật
của ĐGM Ithacius bắt những người theo tà thuyết phải chết – có sự can thiệp của
hoàng đế trong các vụ như vậy. Ngài thắng thế và cứu sống những người theo tà
thuyết Priscillian (*). Với cố gắng của ngài, Thánh Martin vẫn bị kết án là đồng
lõa, còn Gm Priscillian bị hành quyết. Ngài cảm thấy có thể hợp tác với
Ithacius trong các lĩnh vực khác, nhưng sau đó lương tâm ngài cắn rứt vì quyết
định đó.
Khi hấp hối, các đệ tử xin ngài đừng bỏ họ,
và ngài đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu người
ta vẫn cần con, con sẽ không từ chối. Xin cho Ý Ngài nên trọn”.
TRẦM THIÊN THU
(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV,
cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên
Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng
Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa
Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng
sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công
đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và
cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ
VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng
của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận
(Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
(*) Priscillianism: Thuyết của Priscillian,
thế kỷ IV-V. Priscillian là giám mục dựa vào tư tưởng của mình về thuyết ngộ đạo
(Gnosticism) và thuyết Mani (Manichaeism – hệ thống tôn giáo nhị nguyên do tiên
tri Manes sáng lập ở Ba Tư hồi thế kỷ III, khoảng 216–276, dựa trên vụ xung đột
nguyên thủy giữa ánh sáng và bóng tối, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ
đạo, Phật giáo, Bái hỏa giáo, và các yếu tố ngoại giáo khác. Thuyết này bị chống
đối từ phía Hoàng đế La mã, các triết gia tân Platon và các Kitô hữu chính thống).
Ông và các đệ tử dạy thuyết thể thức về Tam vị Nhất thể (Modalist doctrine of
the Trinity), từ chối thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô, cho rằng các thiên
thần chỉ là thụ tạo phát xuất từ Thiên Chúa, các linh hồn được kết hợp với cơ
thể khi chịu hình phạt vì tội lỗi, hôn nhân là xấu xa, dù tình yêu tự do khả dĩ
chấp nhận. Hoàng đế Maximus đã bắt GM Priscillian bị công nghị các giám mục xét
xử và thấy GM Priscillian phạm tội làm ma thuật. Dù được thánh Martin Tours xin
tha, GM Priscillian và các đệ tử vẫn bị xử tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment