Ngài được bầu làm giáo hoàng năm 440. Ngài
hăng say làm việc của người kế vị Thánh Phêrô.
Công việc giáo hoàng của ngài gồm 4 lĩnh vực
chính, trình bày quan niệm của ngài về trách nhiệm của giáo hoàng đối với đoàn
chiên của Chúa Kitô. Ngài hoạt động chống các tà thuyết Pelagianism (1),
Manichaeism (2) và các tà thuyết khác, đặt điều kiện với những người theo đạo để
bảo đảm đức tin Kitô giáo. Lĩnh vực quan trọng thứ hai mà ngài quan tâm là sự
tranh luận về giáo lý trong Giáo hội Đông phương, ngài phúc đáp bằng một lá thư
bác bỏ giáo huấn của họ về bản tính Chúa Kitô. Với đức tin mạnh mẽ, ngài dẫn
quân La Mã chống lại cuộc tấn công đối kháng dữ dội và đảm nhận vai trò người
kiến tạo hòa bình.
Ở mọi lĩnh vực, công việc của ngài đều được
đánh giá cao. Ngài được tuyên thánh nhờ tâm linh sâu sắc trong chức vụ tông đồ.
Ngài nổi tiếng với những bài giảng thâm thúy, trích dẫn Kinh Thánh mạch lạc và hiểu
biết Giáo hội. Một trong những bài giảng lễ của ngài vẫn còn nổi tiếng tới ngày
nay. Ngài có khả năng nhận biết nhu cầu của người khác.
Triều đại Giáo hoàng của ngài có Công đồng
Chalcedon (năm 451) xác tín Chúa Kitô là Con-Người-Thiên-Chúa với hai bản tính:
Thần tính và nhân tính.
TRẦM THIÊN THU
(1) Pelagianism: Thuyết thần học của Pelagius (354?-418), một tu sĩ
người Anh, bị Công giáo kết án là tà thuyết năm 416. Thuyết này từ chối tội
nguyên tổ và khẳng định khả năng con người trở nên công chính nhờ ý chí tự do,
nhấn mạnh ý chí tự do và bản chất tốt lành của con người. Đệ tử của ông là Celestius
từ chối giáo lý Công giáo về tội nguyên tổ và sự cần thiết của bí tích Thánh tẩy.
Pelagius và Celestius bị vạ tuyệt thông năm 418, nhưng họ vẫn chống đối cho tới
khi Công đồng Êphêsô kết án giáo phái của họ tà thuyết năm 431.
(2) Manichaeism: Mani giáo, hệ thống tôn giáo nhị nguyên do tiên tri
Manes (khoảng 216–276) sáng lập ở Ba Tư hồi thế kỷ III, dựa trên vụ xung đột
nguyên thủy giữa ánh sáng và bóng tối, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ
đạo (Gnostic Christianity), Phật giáo (Buddhism), Bái hỏa giáo
(Zoroastrianism), và các yếu tố ngoại giáo khác. Thuyết này bị chống đối từ
phía Hoàng đế La mã, các triết gia tân Platon (Neo-Platonist) và các Kitô hữu
chính thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment