Sunday, October 1, 2017

HẠT TÌNH

Rất thánh Ðức Mẹ Chúa Trời
Đồng trinh trên hết những người đồng trinh
Mẹ Con Thiên Chúa uy linh
Mẹ thông ơn Chúa hằng sinh, vĩnh hằng
Mẹ luôn thanh tịnh hết lòng
Mẹ luôn tuyền vẹn mọi đàng vân vi
Mẹ không vướng chút bợn nhơ
Đáng yêu đáng mến, nhân từ, đẹp xinh
Mẹ mầu nhiệm, chỉ đàng lành
Mẹ sinh Cứu Chúa tạo thành càn khôn
Đó là những lời ca tụng Đức Mẹ trong Kinh Cầu Đức Bà, được thi hóa theo thể thơ Lục Bát của Việt Nam. Chắc hẳn phàm ngôn không thể diễn tả đầy đủ về Đức Mẹ – thụ tạo đặc biệt hoàn hảo của Thiên Chúa.
Thánh Louis de Montfort xác định: “Không có ai lần Chuỗi Mai Côi hằng ngày mà bị lạc đường. Đây là lời xác nhận mà tôi vui mừng ký nhận bằng máu của tôi”. Đúng vậy, chính Đức Mẹ sẽ dẫn chúng ta đi gặp Chúa Giêsu: AD JESUM PER MARIAM.
Thánh Đa-minh xác định: “Không có cách cầu nguyện nào đẹp lòng Chúa Giêsu và Mẹ Maria bằng đọc Kinh Mai Côi sốt sắng”. Còn Thánh GH Gioan Phaolô II nói: “Lần Chuỗi Mai Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ”. Các thánh đều coi trọng Kinh Mai Côi, chắc hẳn chúng ta không thể không quan tâm.
Tháng Mười về khi trời đất đang giao mùa Thu – Đông, và cũng là Mùa Hoa Thiêng Mai Côi (theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất. Các từ Mân, Môi hoặc Văn chỉ là âm khác của từ Mai). Từng hạt kinh Mai Côi bé nhỏ nhưng lại chứa chan ơn lành cho những ai siêng năng lần hạt theo lời khuyên của Đức Mẹ.
Có những người cho rằng lần chuỗi Mai Côi chỉ dành cho mấy người già rảnh rỗi, thật ra đó là quan niệm sai lầm và tự biện hộ cho sự lười biếng của mình. Chuyện kể về bác học danh tiếng Louis Pasteur liên quan chuỗi Mai Côi thế này...
Trên tuyến xe lửa tới Paris có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một ông già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, ông rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.
Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?” Ông già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”
Người thanh niên xc xược nói: “Lúc nh tôi có tin, nhưng bây gi làm sao tôi có th tin vào nhng chuyn nhm nhí y được, bi vì khoa hc đã m mt cho tôi. Ông c tin tôi đi và hãy hc hi nhng khám phá mi ca khoa hc, ri Ông s thy rng nhng gì Ông tin t trước đến nay đều là nhng chuyn nhm nhí hết.”
Ông già nh nh hi người sinh viên: “Cu va nói v nhng khám phá mi ca khoa hc, liu cu có th giúp tôi hiu được chúng không?” Sinh viên kia nói ngay: “Ông c cho tôi địa ch, tôi s gi sách v đến cho ông, ri ông s say mê đi vào thế gii phong phú ca khoa hc cho mà xem.”
Ông già thản nhiên từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Nhìn tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ đi sang toa khác, bởi vì tấm danh thiếp ghi rõ ràng: LOUIS PASTEUR – VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PARIS.
Chắc hẳn không mấy người không nghe danh bác học thiên tài Louis Pasteur, đại ân nhân nhân của nhân loại, nhưng thiên tài ấy vẫn không ngừng cầu nguyện và say mê Kinh Mai Côi.
Đã một thế kỷ trôi qua kể từ khi Ðức Maria đã hiện ra tại Fátima, đặc biệt là ngày 13-10-1917. Đức Mẹ nhắn nhủ ba lời khuyên quan trọng, trong đó có lời khuyên liên quan Kinh Mân Côi. Đức Mẹ nói: “Hãy lần Chuỗi Mân Côi hằng ngày. Hãy cầu nguyện nhiều và dâng các hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân. Ta là Mẹ Mân Côi. Chỉ có Ta mới có thể cứu các con. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ chiến thắng.”
Rõ ràng là Kinh Mai Côi có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ trong tháng Mười hoặc tháng Năm, mà cả cuộc đời chúng ta. Theo truyền thống Công giáo, trước đây Kinh Mâ Côi gồm 3 Mầu Nhiệm (gọi là “mùa” hoặc “năm sự”): Vui, Thương và Mừng. Từ năm 2002, Đức Gioan Phaolô II thêm Mầu Nhiệm Sáng.
Ngay từ đầu sứ vụ, ngày 16-10-1978, khi xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trên cương vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II (1978-2005) đã phó thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ với khẩu hiệu là “Totus Tous” (Tất cả thuộc về Mẹ – Totally Yours). Ngài gọi Kinh Mai Côi là “lời kinh kỳ diệu,” ngài lần chuỗi Mâ Côi hàng ngày và đã đề cao giá trị của Kinh Mân Côi qua Tông thư “Rosarium Virginis Mariæ” (16-10-2002).
Trình thuật sách Công Vụ cho biết: “Các Tông đồ từ núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê – con ông Anphê, Simôn – thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa – con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria – thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv 1:12-14)
Chúng ta biết rằng thời đó chưa có Kinh Mân Côi, vì thế không có gì liên quan. Nhưng sách Công vụ Tông đồ cho thấy sự “đồng tâm nhất trí” và “sự cầu nguyện chuyên cần” của các Tông đồ cùng với một số phụ nữ nhiệt thành lo việc đạo đức, trong đó có Đức Mẹ và thân nhân của Chúa Giêsu. Thời gian đó, Chúa Giêsu mới chịu chết và phục sinh, ai cũng sợ người ta bách hại – nhất là những người có liên hệ với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, sự cùng nhau cầu nguyện đã giúp mọi người an tâm và tin tưởng vào Thiên Chúa.
Là người Công giáo, chúng ta quá quen với “phong cách” đọc Kinh Mai Côi. Mỗi khi đọc Kinh Mân Côi chung với nhau, chí ít cũng là hai người, rất cần sự đồng tâm nhất trí – dĩ nhiên vẫn có thể đọc riêng bất cứ lúc nào, thậm chí ngay cả khi chạy xe hoặc khi chờ đợi điều gì đó. Đọc Kinh Mân Côi không chỉ là suy niệm các mầu nhiệm, tôn vinh Thiên Chúa và chúc tụng Đức Mẹ, mà còn liên quan “thực tế” về sự liên hệ với nhau. Khi đó, người này phải biết LẮNG NGHE và CHỜ ĐỢI người kia. Hai động thái đơn giản nhưng cần thiết, điều đó nhắc nhở chúng ta cũng phải biết lắng nghe và chờ đợi nhau trong cuộc sống thường nhật. Đó chính là động thái của tình yêu thương. Không yêu thương thì không thể đồng tâm nhất trí. Quả thật, Kinh Mân Côi kéo chúng ta đến gần với nhau hơn – cả tinh thần lẫn thể lý.
Đức Mẹ là thụ tạo đặc biệt của Thiên Chúa, được Ngài dành cho nhiều đặc ân. Thánh Phaolô cho biết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.” (Gl 4:4-5) Người phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, một “Nữ tỳ Vĩ đại.” Và nhờ đó, chúng ta được trở thành con cái của Thiên Chúa và của Đức Mẹ.
Đúng là như vậy, Thánh Phaolô giải thích: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Áp-ba, Cha ơi!’ Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.” (Gl 4:6-7) Thật là trên cả tuyệt vời, chúng ta chẳng còn biết diễn tả niềm hạnh phúc đó như thế nào, vì niềm hạnh phúc đó quá lớn lao, vượt ngoài trí tuệ của những người thông minh nhất thế gian này!
Giáo hội sơ khai chưa có Kinh Mân Côi, thế nên Kinh Thánh không nói gì tới dạng cầu nguyện này. Tin Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi là trình thuật Lc 1:26-38, nói về cuộc Truyền Tin do Sứ thần Gáprien thực hiện theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Đây là Đại Hỉ Tín của toàn nhân loại.
Vừa xuất hiện, Sứ thần Gáprien liền chào Trinh Nữ Maria: “Mừng vui lên, hỡi Người đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Cô.” Vừa là lời chúc vừa là lời động viên. Nghe lời ấy, Thôn Nữ Maria “hết hồn”, cảm thấy bối rối vì không hiểu hết ý nghĩa. Sao vậy nhỉ? Sứ thần biết Cô Maria “ngại” lắm nên trấn an Maria, bảo đừng sợ, bởi vì Thiên Chúa vui lòng về Cô. Sứ thần cho biết rằng Cô sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và sẽ đặt tên là Giêsu. Người Con đó sẽ nên cao cả, được gọi là Con Đấng Tối Cao, đuợc ban cho ngai vàng vua Đavít, sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại sẽ vô cùng vô tận.
Nghe vậy, Trinh Nữ Maria lại càng khó hiểu. Rồi Cô nghiêm túc đặt vấn đề với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Nhưng Sứ thần cười hiền và giải thích cặn kẽ: “Này, cứ an tâm. Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Cô, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Cô, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” Và rồi Sứ thần còn dẫn chứng cụ thể: “Cô biết không, Chị Êlisabét, người họ hàng với Cô đó, tuy lớn tuổi rồi mà cũng đang cưu mang một người con trai đấy. Chị ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
Ôi, lạy Chúa tôi! Nghe xong thấy nhẹ cả người, rồi Cô Maria nhẹ lời: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Lời “xin vâng” khiêm nhường và mau mắn của Đức Mẹ vô cùng quý báu. Để rồi “chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta” (Kinh Truyền Tin). Ngay lúc đó, Đấng Emmanuel đã đến với nhân loại, chấp nhận mặc xác phàm như chúng ta.
Ba mệnh lệnh Fátima đã được Đức Mẹ khuyến cáo một thế kỷ qua, nhưng nhân loại thay đổi được gì? Và hàng ngày, mỗi chúng ta có cố gắng thay đổi chính mình? Lễ Đức Mẹ Mân Côi là dịp tốt để chúng ta tự xét mình về điều kiện Đức Mẹ đưa ra: (1) Sám hối, cải thiện đời sống; (2) Tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ; (3) Siêng năng lần chuỗi Mai Côi.
Có nhiều con đường dẫn đến với Chúa Giêsu, nhưng Con Đường ngắn nhất và chắc chắn nhất chính là “Đại Lộ Maria”. Để có thể đến gần Chúa Giêsu, Thiên Chúa chí thánh, chúng ta phải được thanh luyện để nên tinh tuyền: Một là chịu thanh luyện ngay ở đời này, tức là vui chịu mọi đau khổ (chứ không miễn cưỡng) vì yêu mến Thiên Chúa; hai là phải chịu thanh luyện một thời gian trong Luyện Ngục (nên nhớ rằng loại “lửa” ở Luyện Ngục cũng y như ở Hỏa Ngục, chỉ khác là thanh luyện trong Luyện Ngục thì có thời hạn, còn ở Hỏa Ngục là đời đời).
Chúa Giêsu rất muốn tất cả chúng ta nên thánh để đồng hưởng hạnh phúc vĩnh hằng với Ngài, thế nên khi còn tại thế, chính Ngài đã khuyến cáo: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5:48) Tương tự, Thánh Phêrô cũng đã nhắc nhở mỗi chúng ta: “Hãy sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng Thánh.” (1 Pr 1:16)
Lạy Thánh Phụ chí thánh, toàn năng và hằng hữu, con xin hết lòng cảm tạ Ngài luôn quan phòng và tiền định mọi điều, đặc biệt là thương ban Thánh Mẫu Maria cho nhân loại, Đấng mà chính Con Yêu Dấu Ngài đã xác định: “Đây là Mẹ của con.” (Ga 19:27)
Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, xin giúp con chuyên cần thực hiện lời khuyên của Mẹ để xứng đáng được Mẹ dẫn đi gặp Con Yêu Dấu của Mẹ – Chúa Giêsu Kitô, Đấng hằng sống và hiển trị với Thánh Phụ, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.

No comments:

Post a Comment

Comment