Việc giải tội cho
một người hấp hối đã giúp ngài thấy nhu cầu tâm linh cấp bách của dân quê nước
Pháp. Đây có vẻ là khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của một người xuất
thân từ một nông trại nhỏ ở Gascony, Pháp quốc, và trở thành linh mục.
Chính nữ Bá tước
Gondi đã thuyết phục chồng tài trợ một nhóm các nhà truyền giáo nhiệt thành có
thể hoạt động giữa những người nghèo, các thuộc hạ, tá điền và dân quê nói
chung. Thánh Vinh Sơn mới đầu khiêm nhường không nhận chức lãnh đạo, nhưng sau
một thời gian hoạt động ở Paris giữa những nô lệ bị tù, ngài trở thành người
lãnh đạo của nhóm người mà nay là Dòng Truyền Giáo (Congregation of the Mission),
còn gọi là Dòng Vinh Sơn (Vincentians). Các linh mục này giữ 4 lời khấn: Khó
nghèo, Khiết tịnh, Vâng lời và Kiên định – hoàn toàn dấn thân phục vụ mọi người
ở các nơi xa xôi hẻo lánh.
Sau đó ngài lập Hội
Ái Hữu Bác Ái (Confraternities of Charity) để xoa dịu nỗi đau tinh thần và thể
lý của người nghèo và người bệnh. Với sự giúp đỡ của Thánh nữ Louise de
Marillac, có thêm Dòng Nữ Tử Bác Ái (Daughters of Charity), có các phòng bệnh
nhân, nhà nguyện là nhà thờ giáo xứ, hành lang là đường phố. Ngài quy tụ các
phụ nữ giàu có ở Paris để gây quỹ cho việc truyền giáo, mở các bệnh viện, gây
quỹ cho các nạn nhân chiến tranh và chuộc hơn 1.200 nô lệ người Bắc Phi. Ngài
nhiệt thành trong việc hướng dẫn tĩnh tâm cho các giáo sĩ nguội lạnh, lạm dụng
và khinh suất. Ngài là người tiên phong trong việc đào tạo giáo sĩ và thành lập
chủng viện.
Nhưng ngài là
người rất nóng tính, bạn bè ngài cũng phải công nhận điều đó. Ngài nói rằng nếu
không có ơn Chúa thì ngài gay gắt, lạnh lùng, thô lỗ và bực bội. Nhưng ngài đã
thuần hóa thành dịu dàng và trìu mến, rất nhạy cảm với nhu cầu của người khác. ĐGH
Leo XIII tôn ngài làm bổn mạng các hội từ thiện, nổi bật trong số đó là Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô (Society of St. Vincent de Paul), được chân phước Frederic
Ozanam thành lập năm 1833.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment