Friday, August 4, 2017

NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU ĐƯỜNG

1. KHÔNG UỐNG CÀ PHÊ – Không uống cà-phê là một thói quen… xấu – tức là “không tốt”. Nghiên cứu cho thấy rằng cà-phê có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường type 2. Nghiên cứu của Trường Y Tế Cộng Đồng Chan thuộc ĐH Harvard thấy rằng những người uống mỗi ngày 1 ly cà phê có thể giảm 33% nguy cơ tiểu đường so với những người không uống cà-phê. Các thành phần trong cà-phê giúp làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp chuyển hóa đường máu.

2. THỨC KHUYA NHIỀU – Thói quen thức khuya làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Nghiên cứu của Hàn quốc cho thấy rằng những người thức khuya có thể bị chứng tiểu đường hơn những người ngủ sớm, dù người thức khuya vẫn ngủ 7-8 giờ. Người thức khuya có biệt danh là “cú đêm”, họ thức khuya xem ti-vi, lướt web, dùng điện thoại,… Thói quen thức khuya làm giảm tính mẫn cảm insulin và giảm khả năng điều chỉnh đường máu. Thức khuya còn liên quan chứng mất ngủ, có thể làm rối loạn khả năng chuyển hóa.

3. THIẾU VI SINH TỐT – Nhà nội tiết Betul Hatipoglu, thuộc Bệnh viện Cleveland, nói: “Nguy cơ tiểu đường tăng lên khi người ta có nhiều vi sinh xấu trong ruột. Bao tử cần vi sinh tốt để tiêu hóa – vi sinh tốt gọi là probiotics; ít vi sinh tốt có thể dẫn tới nhiễm trùng, cuối cùng dẫn tới kháng insulin. Ăn da-ua, dưa cải, và phô-mai giúp làm tăng các vi sinh tốt cho đường ruột.

4. LÒ VI-BA – Lò vi-ba thường còn dính lại đồ nướng, phần dư đó được nướng lại và dính vào đồ nướng mới khiến người ta có nguy cơ bị tiểu đường type 2. Nghiên cứu của Trung tâm Y khoa NYU Langone ở New York thấy rằng hai loại hóa chất được sử dụng khi chế tạo plastic bọc ngoài lò vi-ba cũng liên quan nguy cơ làm tăng tiểu đường ở trẻ em và thiếu niên. Các hóa chất này làm tăng tính kháng insulin và làm cao huyết áp.

5. ÍT TIẾP XÚC ÁNH NẮNG – Ánh nắng làm tăng vitamine D, thiếu tiếp xúc ánh nắng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Theo nghiên cứu của Tây Ban Nha, những người thiếu vitamin D dễ bị tiểu đường type 2, dù người đó mập hay gầy. Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin có trong ánh nắng giữ vai trò quan trọng đối với chức năng của tuyến tụy, giúp làm giảm mức insulin và điều chỉnh mức đường máu. Bác sĩ Hatipoglu khuyên nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D – như cá hồi, sữa, ngũ cốc,...

6. MÊ XEM TI-VI – Nghiên cứu của ĐH Pittsburgh cho thấy rằng ngồi xem ti-vi nhiều làm tăng nguy cơ tiểu đường khoảng 4%. Ngồi nhiều gây tích tụ mỡ ở nội tạng, khiến bụng to, dẫn tới chứng tiểu đường. Mê “chít chát” hoặc Facebook cũng có nguy cơ tương tự.

7. KHÔNG ĂN SÁNG – Không ăn sáng là điều không tốt, ăn sáng trễ cũng hại sức khỏe, và đó là nguyên nhân gây tiểu đường type 2. Cơ thể thiếu thực phẩm thì mức insulin bị phá vỡ, do đó khó kiểm soát lượng đường máu.

ALYSSA JUNG
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
[Đăng trên Tạp chí Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, số 26, ngày 16-07-2017]

No comments:

Post a Comment

Comment