Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

8/8 – THÁNH ĐA-MINH, Linh mục (1170-1221)

Nếu không đi với Giám mục của ngài thì thánh Đa-minh có thể vẫn sống đời chiêm niệm. Sau chuyến đi đó, ngài biến đời sống chiêm niệm thành đời sống hoạt động tông đồ tích cực.
Ngài sinh tại Castile, Tây Ban Nha, được người chú bác là linh mục đào tạo làm linh mục, học mỹ thuật và thần học, và trở thành giáo sĩ của Nhà thờ Chính tòa ở Osma.
Trên hành trình với giám mục đi khắp nước Pháp, ngài gặp tà thuyết độc hại Albigensian (*) ở Languedoc. Những người theo thuyết Albigensian giữ theo quy luật “Thiện và Ác”. Các vấn đề đều là xấu – do đó họ từ chối mầu nhiệm Nhập Thể và các Bí tích. Cùng quy luật đó, họ tránh sinh sản và ăn uống rất ít. Phạm trù nội tâm điều hành những gì được gọi là đời sống anh dũng về tính thuần khiết và khổ hạnh không được những người bình thường theo thuyết này chia sẻ.
Thánh Đa-minh thấy Giáo hội cần chống tà thuyết này, ngài là thành viên Thập Tự Quân đi rao giảng chống tà thuyết này. Ngài thấy lý do rằng giảng thuyết không thành công: Dân thường vẫn khâm phục và theo gương khắc khổ của những người theo phái Albigensian. Cũng dễ hiểu khi họ không theo những người rao giảng Công giáo đi ngựa và có tùy tùng, ở những quán trọ sang trọng và có người phục vụ. Thánh Đa-minh cùng với 3 tu sĩ Xitô bắt đầu rao giảng Phúc âm. Ngài tiếp tục công việc này trong 10 năm, thành công với dân thường nhưng không thành công với các nhà lãnh đạo.
Bạn bè đi rao giảng của ngài dần dần trở thành một cộng đoàn. Năm 1215, ngài lập dòng ở Toulouse, khởi đầu của Dòng Đa-minh (OP, Order of Preachers – Dòng Thuyết Giáo). Lý tưởng của Thánh Đa-minh và của Dòng Đa-minh là sống kết hiệp với Chúa, học tập và cầu nguyện bằng mọi hình thức, đồng thời cứu thoát mọi người bằng Lời Chúa. Lý tưởng của ngài là “contemplata tradere” (“tiếp tục hoa trái của việc chiêm niệm” hoặc “chỉ nói về Chúa và nói với Chúa”).
TRẦM THIÊN THU
(*) Albigensianism: Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ của Manichaeism [Manichaeism: Tôn giáo nhị nguyên (Dualistic religion) thời Trung cổ, do Mani thành lập tại Persia hồi thế kỷ thứ 3. Được linh hứng bởi thị kiến thiên thần, Mani thấy mình là người cuối cùng trong số các tiên tri gồm Adam, Đức Phật, Zoroaster (người sáng lập Bái hỏa giáo), và Chúa Giêsu] ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII. Thuyết này có đặc tính của thuyết nhị nguyên (dualism – đồng hiện hữu hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác), bị coi là tà thuyết trong thời Inquisition (Tòa án Công giáo La Mã cổ, 1232-1820).
GHI CHÚ: Theo tiếng Tây Ban Nha, Domingo (Đa-minh) nghĩa là Chúa Nhật, vì ngài sinh vào Chúa Nhật. Rất chí lý với tiếng Latin là Dominicanus, tách ra thành Domini Canis, nghĩa là “Con chó của Chúa”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment