“Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao.” (Tv 85:11-12)
1. TÌNH MẸ: KHÔNG BUÔNG TAY
Vài năm về
trước, vào một ngày mùa hè, một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà.
Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông
mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!
Cùng lúc đó,
mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá
sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp
nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng
mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá
muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ
trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo
co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn
quá nhiều tình thương và không thể buông tay.
Lúc đó, một
bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một
chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé
ra.
Sau hàng tuần,
hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo
rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.
Một phóng
viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé
có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho
phóng viên chụp ảnh.
Và phóng viên
nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!
– Không đâu,
hãy nhìn tay cháu đã!
Cậu bé nói rồi
kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn
cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người
mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói
với phóng viên:
– Chính vết
sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ
cháu đã không chịu buông tay.
Trong cuộc sống
những người cha và người mẹ luôn như thế đấy, họ yêu đứa con của mình bằng cả
trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những
hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và
êm ấm.
Bất cứ người
cha, người mẹ nào cũng sẽ không bao giờ buông tay khi con mình đang ở trong tận
cùng hiểm nguy. Nơi bình yên nhất, chính là trong vòng tay gia đình thân yêu!
Gia đình
chính là nơi bình yên và luôn dang tay che chở ta. Là nơi ta tìm về khi mệt
nhòai trên con đường đời đầy rẫy chông gai.
2. TÌNH BẠN: TẠI SAO KHÓC?
Một anh nọ đến
gõ cửa nhà anh bạn Bedouin để nhờ vả: “Tôi
muốn anh cho tôi mượn bốn ngàn dinar vì tôi phải trả nợ. Anh giúp tôi được
không?”
Anh bạn bảo
vợ gom hết mọi thứ giá trị họ đang có, nhưng cũng không đủ. Hai vợ chồng
phải đi mượn hàng xóm cho tới khi gom đủ số tiền.
Khi anh nọ
đi rồi, vợ thấy chồng mình khóc. Vợ hỏi: “Sao
anh lại buồn? Giờ đến lượt hai vợ chồng mình lại nợ hàng xóm, có phải anh sợ
mình không trả nợ nổi?”
Chồng đáp: “Chẳng phải vậy đâu! Anh khóc vì anh ấy là
người anh rất quý mến, vậy mà anh chẳng hề biết anh ấy gặp hoạn nạn. Anh
chỉ nhớ tới anh ấy khi anh ấy đến gõ cửa hỏi mượn tiền.”
3. TÌNH NGƯỜI: TIẾNG ĐÓNG CỬA
Tôi mới chuyển
đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng
cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.
Nhiều ngày kế
tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao
chịu nổi. Mẹ tôi khuyên: “Thôi con à,
chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm.”
Tôi đem chuyện
ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên: “Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ
không lâu đâu…”
Rồi người ấy
nói tiếp: “Nửa năm trước, người cha bị
tai nạn xe qua đời; còn người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng
đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm!”
Cậu thanh
niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: “Trẻ
người non dạ, cố chịu đựng thôi.”
Thế nhưng,
tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở. Cậu bé mở
cửa, hốt hoảng xin lỗi: “Dì thứ lỗi, cháu
sẽ cố gắng cẩn thận hơn…”
Thế nhưng, cứ
khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào
tai tôi như thách thức. Mẹ tôi an ủi: “Rán đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được…”
Rồi khoảng một
tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất!
Tôi nằm trên
giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn
thận. Tôi nói với mẹ: “Mẹ nói đúng thật!”
Nhưng tôi bỗng
bất ngờ… khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ. Mẹ tôi nghẹn ngào nói: “Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp
thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn. Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm
tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi.”
Trong tình hàng xóm,
tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy.
Cậu bé cúi
thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: “Dì!
Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi.” Rồi cậu nói trong tiếng
nấc: “Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không
được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an
tâm ngủ. Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ!”
Nghe câu
chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào
ra…
Tôi thấy
mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác. Cảm thông là
tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên
đời.
Xin Bạn đừng
bao giờ khép lại lòng mình. Cầu mong cho con người chúng ta luôn hướng đến một
nhịp đập trái tim quảng đại, tấm lòng vị tha, nhân ái, vượt qua những suy nghĩ
tầm thường, để mặc lấy tâm tình yêu thương.
Tạo Hóa ban
tặng riêng chỉ có ở “Con Người.”
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment