Khi Joseph
de Veuster sinh tại Tremelo, Bỉ, năm 1840, một số dân Âu châu chưa biết về bệnh
phong cùi. Lúc ngài qua đời ở tuổi 49, nhờ ngài mà khắp thế giới đều biết về
bệnh này.
Joseph
de Veuster phải nghỉ học từ lúc 13 tuổi để làm việc ở trang trại của gia đình.
Sáu năm sau, ngài vào Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ (Congregation of the
Sacred Hearts of Jesus and Mary), và lấy tên của vị y sĩ tử đạo hồi thế kỷ IV
là Damien. Khi anh ngài là Pamphile, một linh mục cùng dòng với ngài, bị bệnh
và không thể đến đảo Hawaii như được sai đi, Damien tự nguyện thay thế. Tháng 5-1864,
hai tháng sau khi đến vùng đất mới, ngài được thụ phong linh mục tại Honolulu và
được sai tới đảo Hawaii.
Năm
1873, ngài đến đảo Molokai (thuộc địa phận Hawaii), thành lập 7 năm trước. Mỗi
nhóm truyền giáo đảm trách mỗi năm 3 tháng ở đó, nhưng Damien tình nguyện ở lại
luôn, ngài chăm sóc bệnh nhân cả về thể lý lẫn tinh thần, và được chính phủ hỗ
trợ. Ngài cho xây dựng nhiều căn nhà, giáo đường, trường học và trại mồ côi. Vài
năm sau, ngài được sự hỗ trợ của Dòng nữ Phanxicô Syracuse, bề trên là mẹ
Marianne Kope.
Ngài
bị bệnh phong và qua đời vì bị biến chứng. Theo yêu cầu, ngài được an táng tại
Kalaupapa, nhưng năm 1936, chính phủ Bỉ đưa thi hài ngài về Bỉ. Một phần thi
hài của ngài được giao lại cho người Hawaii sau khi ngài được phong chân phước
năm 1995.
Khi
Hawaii trở thành đảo quốc năm 1959, người ta chọn Chân phước Damien là một
trong hai tượng tiêu biểu tại Phòng điêu khắc ở Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Ngài
được ĐGH Gioan Phaolô II tuyên thánh năm 1995.
TRẦM
THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment