Đây là vị giáo hoàng có công về Công đồng Trentô. Công
đồng Vatican
II có những khó khăn thì Thánh
Piô V cũng gặp nhiều rắc rối về Công đồng Trentô như vậy.
Trong triều đại Giáo hoàng (1566-1572), ĐGH Piô V đối mặt với khó khăn là quy tụ Giáo Hội tản mác
khắp nơi về một mối. Gia đình của Chúa bị hoành
hành vì tham nhũng, cải cách, liên tục bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng và các
nước chiến tranh đẫm máu.
Năm 1545, vị giáo hoàng tiền nhiệm đã triệu tập Công
đồng
Trentô với nỗ lực là xử lý các
vấn đề nổi cộm trong Giáo Hội. Suốt 18 năm, các giáo
phụ đã thảo luận, kết tội, xác định
và quyết định cách hành động. Công
đồng Trentô kết thúc năm 1563.
ĐGH Piô V được bầu
chọn năm 1566
và chịu trách nhiệm bổ sung việc cải cách mà
Công đồng Trentô kêu gọi. Ngài cho thành lập các
chủng viện để đào tạo linh mục đúng quy cách, cho xuất bản sách lễ mới, sách
kinh nhật tụng mới, sách giáo lý mới và thành
lập Hội Ái Hữu Học Thuyết Kitô Giáo (Confraternity of Christian Doctrine – CCD) cho giới trẻ. Ngài ban hành pháp chế chống lạm dụng trong Giáo Hội. Ngài kiên trì phục vụ người
bệnh và người nghèo bằng cách cho xây các bệnh viện, cung cấp lương thực cho người đói khát, số tiền
thường được dùng để đãi tiệc của Giáo Hội thì ngài trao cho các tân tòng nghèo
khổ. Quyết định của ngài trở thành thói quen của Dòng
Đa Minh là mặc áo dòng màu trắng.
Vừa nỗ lực cải cách Giáo Hội vừa cải cách đất
nước, ngài bị chống đối mãnh liệt từ phía Nữ hoàng Elizabeth của Anh và Hoàng đế Maximilian II của Rôma. Các vấn đề ở Pháp và Hà Lan cũng cản trở hy
vọng của ngài là liên kết Âu châu để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng ngài giành được Vịnh Lepanto khỏi tay người Hy Lạp vào ngày 7-10-1571.
Ngài không ngừng đòi hỏi canh tân Giáo Hội, là
nền tảng sống của ngài với tư cách là một tu sĩ Dòng Đa Minh. Ngài
dành nhiều thời gian cầu nguyện với Chúa, ăn chay, từ chối những xa xỉ dành cho giáo hoàng và nghiêm
túc theo tu luật và tinh thần Đa Minh.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment