Mùa Giáng Sinh được mệnh danh là Mùa
Sao Sáng, nhân dịp tuyệt vời này, chúng ta cùng tìm hiểu về các ngôi sao sáng
nhất.
1. SIRIUS – Sao Alpha Canis Majoris, ngôi sao
sáng nhất trong chòm sao Canis Major và cũng là ngôi sao sáng nhất trên thiên
cầu. Ngôi sao có cấp sao -1,46, là một cặp sao kép có chu kỳ chuyển động quanh
nhau là 50 năm. Ngôi sao nằm cách Trái Đất 8,7 năm ánh sáng. Tên của nó theo
tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự thiêu đốt, để chỉ độ sáng đặc biệt của nó. Sau này
Sirius còn được gọi là ngôi sao con chó (Dog Star), trong tiếng Việt thường gọi
là sao Thiên Lang.
2. CANOPUS – Sao Alpha Carinae là sao sáng nhất trong chòm sao Carina và là sao sáng thứ hai trên thiên cầu. Canopus là một sao siêu khổng lồ có cấp sao -0,7 và cách Trái Đất 313 năm ánh sáng. Theo thần thoại Hy Lạp, Canopus là người cầm đầu đạo quân của vua Menelaos.
3. RIGIL KENTARUS – Sao Alpha Centauri là sao sáng
nhất của chòm sao Centaurus và là ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách Mặt Trời
4,36 năm ánh sáng. Đây là một cặp sao kép có chu kì 80 năm và tổng cấp sao là
-0,27. Một sao mờ của hệ sao này có cấp sao 11, sao Proxima Centauri là sao gần
Mặt Trời nhất với khoảng cách 4,24 năm ánh sáng (tiếng Việt thường gọi là Cận
tinh). Trong tiếng A rập, Rigil Kentarus có nghĩa là cái chân của nhân mã.
4. ARCTURUS – Sao sáng nhất trong chòm sao
Bootes, cũng gọi là sao Alpha Bootis. Arcturus là ngôi sao sáng thứ tư trên
thiên cầu, cách Trái Đất 37 năm ánh sáng với cấp sao biểu kiến -0,04. Theo
tiếng Hi Lạp, Arcturus có nghĩa là người theo dõi gấu, chỉ việc sao Arcturus
chuyển động biểu kiến hàng năm trên thiên cầu xung quanh chòm sao Ursa Major
(do chòm sao này nằm gần thiên cực Bắc).
5. VEGA – Sao Alpha Lyrae, ngôi sao sáng
nhất của chòm sao Lyra và là ngôi sao sáng thứ năm trên thiên cầu. Vega cách
Trái Đất 25 năm ánh sáng, cấp sao 0,03. Trong tiếng Việt, ngôi sao này thường
được gọi là sao Chức Nữ. Nó cùng với hai sao là Deneb và Altair (sao Ngưu Lang)
tạo thành 3 đỉnh của tam giác mùa hạ.
6. CAPELLA – Sao sáng nhất của chòm sao
Auriga, tên khoa học Alpha Aurigae. Ngôi sao phát ra ánh sáng màu đỏ, cấp sao
0,1, là một trong những ngôi sao sáng nhất trên thiên cầu. Khoảng cách của nó
đến Trái Đất là 42 năm ánh sáng. Theo tiếng Latin, Capella có nghĩa là con dê
cái nhỏ.
7. RIGEL – Sao sáng nhất trong chòm sao
Orion, tên khoa học Beta Orionis. Rigel có cấp sao 0,1 - sáng hơn sao
Betelgeuse là sao Alpha của chòm sao này. Rigel là một sao siêu khổng lồ cách
Trái Đất 775 năm ánh sáng. Rigel theo tiếng A rập có nghĩa là cái chân của
người khổng lồ.
8. PROCYON – Sao Alpha Canis Minoris, sao sáng
nhất của chòm sao Canis Minor. Đây là ngôi sao sáng thứ năm trên thiên cầu với
cấp sao 0,38 và cách Trái Đất 11,25 năm ánh sáng. Thực tế đây là một cặp sao
kép chuyển động quanh nhau theo chu kỳ 41 năm. Theo tiếng Hy Lạp, Procyon có
nghĩa là phía trước của con chó, do khi mọc lên, Procyon luôn mọc trước sao
Sirius (sao Thiên Lang/the Dog Star).
9. ACHERNAR – Sao sáng nhất trong chòm sao
Eridanus, hay còn gọi theo tên khoa học là Alpha Eridani. Achenar có cấp sao
0,5, cách Trái Đất 144 năm ánh sáng. Theo tiếng A rập, Achenar có nghĩa là tận
cùng của dòng sông. Trên thiên cầu, ngôi sao có vị trí nằm ở đầu phía Nam của
chòm sao.
10. AGENA – Còn thường được gọi
là Hadar, ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao Centaurus, tên khoa học là
Beta Centauri. Hadar là một sao khổng lồ có cấp sao 0,6 và khoảng cách đến Trái
Đất là 335 năm ánh sáng.
11. ALTAIR – Sao Alpha Aquilae là ngôi sao sáng
nhất trong chòm sao Aquila. Ngôi sao có cấp sao 0,8 và cách Trái Đất 17 năm ánh
sáng. Theo tiếng A rập, Altair có nghĩa là con đại bàng đang bay. Altair theo
tiếng Việt còn hay gọi là sao Ngưu Lang, nó cùng với sao Deneb và Vega (Chức
Nữ) tạo thành 3 đỉnh tam giác rất sáng gọi là tam giác mùa hạ.
12. BETELGEUSE – Sao Alpha Orionis là ngôi sao sáng
thứ hai của chòm sao Orion. Đây là một sao siêu khổng lồ đỏ có đường kính lớn
gấp 1000 lần Mặt Trời và là một trong các sao có kích thước lớn nhất đã được
biết đến. Cấp sao của Betelgeuse dao động từ 0,4 đến 0,9 theo chu kỳ 5 năm,
khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất là 425 năm ánh sáng.
13. ALDEBARAN – Sao sáng nhất trong chòm sao
Taurus, còn gọi là sao Alpha Tauri. Theo tiếng A rập, Aldebaran có nghĩa là “người theo dõi.” Mặc dù khi quan sát bằng mắt thường, Aldebaran được
thấy nằm trong quần sao Hyades nhưng trên thực tế nó không phải một thành viên
của quần sao này mà là một sao riêng biệt cách Trái Đất 65 năm ánh sáng. Cấp
sao của ngôi sao này là 0,9.
14. ACRUX – Sao sáng nhất của chòm sao Crux,
hay còn gọi theo tên khoa học là Alpha Crucis. Ngôi sao này có cấp sao biểu
kiến khi nhìn bằng mắt thường là 0,9. Tuy nhiên quan sát qua các kính thiên văn
cho thấy đây là một cặp sao đôi với hai sao có cấp sao là 1,4 và 1,9 cách Trái
Đất 320 năm ánh sáng.
15. SPICA – Sao sáng nhất của chòm sao Virgo,
sao Alpha Virginis, cách Trái Đất 260 năm ánh sáng. Spica có khối lượng gấp 11
lần Mặt Trời, cấp sao 1,0 và biến quang 0,1 cấp sao theo chu kỳ 4.014 ngày.
16. ANTARES – Ngôi sao sáng nhất của chòm sao
Scorpius, tên khoa học là Alpha Scorpii. Đây là một sao siêu khổng lồ có chu kì
biến quang 5 năm, cấp sao thay đổi từ 0,9 đến 1,1. Ngôi sao được bao quanh bởi
một tinh vân do khí từ nó liên tục tuôn ra ngoài không gian, khoảng cách từ nó
đến Trái Đất là 600 năm ánh sáng.
17. POLLUX – Sao sáng nhất của chòm sao
Gemini, tên khoa học Beta Geminorum. Ngôi sao cách Trái Đất 34 năm ánh sáng, có
cấp sao 1,1. Pollux cùng với Castor là hai ngôi sao tạo thành đầu của hai anh
em trong chòm sao Gemini.
18. FOMALHAUT – Sao Alpha Piscis Austrini là ngôi
sao sáng nhất của chòm sao Piscis Austrinus. Trong tiếng A rập, Fomalhaut có
nghĩa là miệng cá. Cấp sao 1,2, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng. Quan sát ở dải
sóng hồng ngoại cho thấy ngôi sao được bao quanh bởi một vòng bụi lớn có đường
kính khoảng 370 đơn vị thiên văn, rất có thể là nơi các hành tinh hình thành.
19. DENEB – Sao sáng nhất của chòm sao
Cygnus, tên khoa học là Alpha Cygni. Đây là một sao siêu khổng lồ có cấp sao 1,3
và cách Trái Đất 2.600 năm ánh sáng. Deneb nằm ở vị trí đuôi con thiên nga
Cygnus, theo tiếng A rập, Deneb có nghĩa là cái đuôi. Deneb cùng với hai ngôi
sao khác là Altair (Ngưu Lang) và Vega (Chức Nữ) tạo thành 3 đỉnh của một tam
giác rất sáng trên bầu trời mùa hè, gọi là tam giác mùa hạ.
20. MIMOSA – Sao Beta Crucis, ngôi sao sáng
thứ hai trong chòm sao Crux. Nó là một sao khổng lồ có cấp sao 1,3 và cách Trái
Đất 350 năm ánh sáng. Mimosa là một sao biến quang thay đổi 0,1 cấp sao theo
chu kỳ 6 giờ.
Duy nhất Ngôi Sao sáng nhất là Ngôi Sao Giêsu,
vì Ngài “ánh sáng thế gian” (Ga 8:12; Ga 9:5) soi sáng chúng ta trong đêm tối
trần gian, đặc biệt là soi sáng để chúng ta biết đường lên Thiên Đàng.
TRẦM THIÊN THU
THẬT TỒI TỆ!
Thấy trang DongNhacVang.com có bài “Về Ca Khúc Bóng Nhỏ Giáo Đường của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông.” (https://dongnhacvang.com/ve-ca-khuc-bong-nho-giao-duong-cua-nhac-si-nguyen-van-dong/), phía dưới ghi (Nguồn: bài viết của tác giả Van Phuoc Phan đăng trên GiaoPhanNhaTrang.org)
Van Phuoc Phan đã “chôm” nguyên văn bài của tôi viết từ tháng 12-2013 (xin mời xem https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/bong-nho-giao-uong.html)
Tình trạng trộm cướp không chỉ ở đời thường mà còn ở các lĩnh vực khác, cụ thể là nghệ thuật, và người ta gọi những kẻ trộm cướp đó là đạo văn, đạo nhạc, đạo thơ,… Nói chung là Đạo Tặc. Đó là những kẻ háo danh hèn hạ. Mong đừng có ai tồi tệ như Van Phuoc Phan!
Còn có cái tệ thế này: Thấy có linh mục còn dám lấy bài suy niệm của người khác làm bài của mình, in thành sách luôn. Nhà Văn Đạo thành Nhà Đạo Văn – hoặc ngược lại. Thật khủng khiếp!
Còn có cái tệ thế này: Thấy có linh mục còn dám lấy bài suy niệm của người khác làm bài của mình, in thành sách luôn. Nhà Văn Đạo thành Nhà Đạo Văn – hoặc ngược lại. Thật khủng khiếp!
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment