Có 3 ngày đặc biệt
để cử hành Ngày Sôcôla (Chocolate Day). Ngày Sôcôla thứ nhất cử hành vào ngày 7-7,
Ngày Sôcôla thứ nhì là Ngày Sôcôla Quốc gia Hoa Kỳ (US National Chocolate Day) cử
hành vào ngày 28-10, và Ngày Sôcôla thứ ba phổ biến nhất, đó là Ngày Sôcôla Thế
giới (World Chocolate Day) cử hành vào ngày 4-9.
LỊCH SỬ SÔCÔLA
Sôcôla là thực phẩm
ngọt làm bằng hạt cacao Theobroma. Việc trồng cây cacao này đã có từ năm 1100 trước
công nguyên tại Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loại hạt cacao này đắng ít, được ủ
cho lên men và phát triển thành vị ngon. Ngày nay, sôcôla có dạng rắn cocoa
solids, bơ cocoa hoặc chất béo khác, và đường. Sữa sôcôla are also found, which
contain sữa bột hoặc sữa cô đặc. Tuy nhiên, sôcôla trắng cũng rất phổ biến đối với
những người ưa chuộng sôcôla, bao gồm bơ cocoa, đường, và sữa không có cocoa đặc.
Ngày nay, sôcôla còn
được dùng trong nhiều lễ hội không liên quan Ngày Sôcôla – như lễ Giáng sinh, lễ
Phục Sinh và nhiều lễ khác với cách thức thú vị nhất. Sôcôla sữa và sôcôla nóng
cũng được dùng như đồ uống lạnh.
Sôcôla is a
processed, chủ yếu là ngọt làm từ hạt cây cacao Theobroma nhiệt đới. Cacao được
trồng ít nhất đã ba ngàn năm tại Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Tài liệu cho biết
vào khoảng năm 1100 trước công nguyên. Đa số người Mesoamerican đã chế biến
thức uống sôcôla, kể cả người Aztec, họ có đồ uống gọi là “xocolātl”, theo
tiếng Nahuatl nghĩa là “nước đắng”. Hạt cacao có vị đắng đậm, và phải được ủ
cho lên men để làm dậy mùi.
Su khi lên men, các
hạt được phơi khô, rửa sạch rồi rang, bỏ vỏ. Hạt cacao được xay nhuyễn, ở dạng
thô. Bột cacao này thường được nấu lỏng, có thể thêm các chất khác, người ta
gọi là “rượu sôcôla”. Rượu này được làm thành hai loại là cacao rắn và cacao bơ.
Sôcôla đắng chứa cả cacao dạng rắn và dạng bơ với nhiều tỷ lệ khác nhaua. Ngày
nay, nhiều loại sôcôla được sử dụng là dạng sôcôla ngọt, gồm cacao rắn, cacao
bơ hoặc dạng chất béo khác, và đường. Sôcôla sữa là sôcôla ngọt gồm sữa bột
hoặc sữa cô đặc. Sôcôla sữa chứa cacao bơ, đường, và sữa, không có cacao rắn.
Cacao rắn chứa các
loại alkaloids như theobromine, phenethylamine và caffeine. Các loại này
có tác dụng sinh lý trong cơ thể và liên quan mức hóa chất serotonine trong não.
Nghiên cứu thấy rằng, ăn sôcôla vừa phải có thể làm hạ huyết áp. Chất
theobromine làm giảm độc tố sôcôla ở động vật, đặc biệt là chó và mèo.
Sôcôla trở nên một
trong các loại thực phẩm phổ biến nhất và ngon nhất trên thế giới. Bánh sôcôla
rất phổ biến ở các nước Âu châu và Bắc Mỹ. Quà sôcôla đa dạng trở thành truyền
thống trong các lễ hội. Sôcôla cũng được dùng lạnh hoặc nóng, pha chế thành sôcôla
sữa và sôcôla nóng.
Tại Mesoamerica,
sôcôla được dùng làm thức uống và thức ăn. Sôcôla giữ vai trò đặc biệt trong dân
Maya và dân Aztec, trong các sự kiện của hoàng gia và tôn giáo. Các tư tế dùng hạt
cacao làm lễ vật dâng các thần linh và dùng sôcôla làm thức uống trong các nghi
lễ thánh thiêng. Các vùng bị người Aztec chiếm giữ đều trồng cacao theo lệnh để
trả thuế, hoặc “triều cống” (cách nói của người Aztecs).
Người Âu châu làm
ngọt và làm cho béo bằng cách thêm đường và sữa, hai chất này rất lạ đối với
người Mexicô. Ngược lại, người Âu châu không bao giờ dùng nó trong chế độ ăn
uống bình thường, nhưng họ chia thành phần kẹo và đồ tráng miệng. Thế kỷ XIX,
Briton John Cadbury đã phát triển cách làm sôcôla thành dạng sữa, tạo thành
sôcôla dạng thỏi. Dù sôcôla có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, ngày nay Tây Phi sản xuất đa
số trong 2/3 lượng sôcôla trên thế giới, còn Bờ Biển Ngà phát triển gần 1/2 số lượng
đó.
TỪ NGUYÊN SÔCÔLA
Chữ “sôcôla” du nhập
vào Anh ngữ từ tiếng Tây Ban Nha. Không ai biết nguyên nhân và ngữ nghĩa. Có
thể xuất xứ từ tiếng Nahuatl, ngôn ngữ của người Aztec, đó là chữ “chocolātl”, nhiều
nguồn cho là chữ “xocolātl”: xococ là “chua” hoặc “đắng”, và “ātl” là
“nước” hoặc “uống”. Tuy nhiên, khi William Bright nói rằng chữ “chocolatl”
không có trong tiếng của người miền Trung Mexicô, do đó cũng không chắc.
Santamaria cho là do chữ “chokol” của người Yucatec Maya nghĩa là “nóng”, và chữ
“atl” của người Nahuatl nghĩa là “nước”. Sophie và Michael D. Coe đồng ý với từ
nguyên này.
Với nhiều nguồn từ thời
Tây ban Nha xâm lăng, họ xác định chữ “cacahuatl” (nghĩa là “nước cacao”) là
chữ gốc của tiếng Nahuatl dùng cho đồ uống lạnh của người Aztecs. Lưu ý rằng việc
dùng một chữ ghép với “caca” để diễn tả “đồ uống đặc màu nâu” cũng
không chuẩn với đa số người nói tiếng Tây Ban Nha, vì “caca” nghĩa là “faeces” theo
tiếng Tây Ban Nha. Còn người Coes cho rằng thực dân Tây Ban Nha kết hợp chữ “atl”
của tiếng Nahuatl với chữ “chocol” của người Yucatec Maya, khác với người
Aztec, người Maya thích uống sôcôla nóng. Người tây Ban Nha thích kiểu uống ấm
của người Mayan hơn kiểu uống lạnh của người Aztec, vì thế thực dân Tây ban Nha
đã dùng chữ “chocol” thay cho chữ “caca” không được chấp nhận.
Mới đây, Dakin và
Wichmann derive it từ một thuật ngữ khác của người miền Đông Nahuatl, đó là chữ
“chicolatl”, nghĩa là “đồ uống khuấy lên”. Họ lấy chữ này từ chữ “chicoli”,
nghĩa là “khuấy tạo bọt”. Tuy nhiên, người Coes viết rằng “xicalli” ám chỉ
khuấy đồ uống bằng “đũa khuấy” (gọi là molinollo) là sản phẩm của người Tây
Ban Nha và người Aztec, phương pháp khuấy bọt được người bản xứ dùng là đổ nước
từ trên cao xuống.
LỊCH SỬ MESOAMERICA
Sôcôla được dùng làm
thức uống từ xa xưa, có thể từ thời Olmec. Tháng 11-2007, các nhà khảo cổ phát
hiện chứng cớ cổ nhất về việc dùng cacao tại một nơi thuộc Puerto Escondido,
Honduras, vào khoảng năm 1100 tới năm 1400 trước công nguyên. Người ta thấy có
chất lắng và đồ đựng chứng tỏ cacao không chỉ được dùng làm đồ uống, mà họ còn
thấy có “chất trắng” xung quanh hạt cacao, có thể đó là loại đường làm lên men cho
đồ uống giống như rượu. Người Maya đã trồng cây cacao ở sân vườn của họ, và dùng
hạt cacao làm đồ uống đắng có sủi bọt. Các tài liệu tượng hình (hieroglyphs)
của người Maya cho thấy sôcôla được dùng vì mục đích nghi lễ, tương tự ngày nay.
Chất lắng sôcôla được phát hiện ở chiếc bình có từ thời sơ khai của nền văn
minh Maya cổ đại tại Río Azul, Guatemala, chứng tỏ người Maya đã uống sôcôla
vào khoảng năm 400 sau công nguyên.
TỪ CHỮ VIẾT MAYA TỚI COCOA
Thế kỷ XV, người Aztec
kiểm soát đa số người Mesoamerica, và trồng cacao. Họ kết hợp sôcôla với Thần Xochiquetzal,
nữ thần sinh sản, và thường dùng đồ uống sôcôla làm lễ vật để dâng cúng. Người
Aztec dùng đồ uống đắng, có bọt và cay, gọi là “xocolatl”, giống như đồ
uống sôcôla của người Maya. Đồ uống này thường được thêm bột va-ni, tiêu, và
achiote. Người ta tin rằng sôcôla có sức đề kháng mệt mỏi, có thể do chất
theobromine, và gây hưng phấn.
Vì cacao không thể
trồng ở miền Trung nguyên Mexicô khô cạn nên phải nhập khẩu, sôcôla là loại xa
xỉ quan trọng tại đế quốc Aztec. Hạt cacao thường được dùng như tiền để trao
đổi. Chẳng hạn, người Aztec bán một con gà tây với giá 1.000 hạt cacao, một
trái lê đáng giá 3 hạt cacao.
Người Nam Mỹ và Âu
châu lại dùng sôcôla để trị tiêu chảy từ hàng ngàn năm trước. Các vùng do người
Aztec cai trị đều phải trả thuế, thế nên mọi người phải trồng cacao để nộp thuế.
TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment