Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

SAU PHÉP LẠ THÁNH THỂ, CHÚA GIÊSU CÒN HIỆN DIỆN?

Thánh Thể là Bí tích Yêu thương do chính Chúa Giêsu thiết lập để hằng ngày ở với chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Thánh Thể để củng cố đức tin Công giáo về Bí tích này, và cũng là để “kiểm điểm” mức độ tin yêu mà chúng ta dành cho Thánh Thể vậy!

Mặc dù có truyền thống phổ biến liên kết việc thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi, ngày xưa thường gọi là lễ Săng-ti) với phép lạ Thánh Thể ở Bolsena-Orvieto, có lẽ có chút liên quan về lịch sử đối với sự xác nhận như vậy. Từ điển Bách khoa Công giáo (Catholic Encyclopedia) nói rằng lễ này không liên quan phép lạ Thánh Thể ở Bolsena-Orvieto, nhưng liên quan thị kiến của thánh Juliana Mont Cornillon, người đã sống tại Bỉ hồi đầu thế kỷ XIII.

Tuy nhiên, mặc dù có thể là thực sự có chút liên quan lịch sử giữa phép lạ Thánh Thể và sự thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa, lòng sùng kính phổ biến của các tín hữu (nhất là ở Ý) và mừng kính long trọng hàng năm ở hai thành phố của Ý, gợi chúng ta nhớ tới phép lạ Thánh Thể khi chúng ta mừng kính lễ trọng này ngày nay.

Khi chúng ta cân nhắc sự thật về phép lạ Thánh Thể, chúng ta có thể có một câu hỏi khác: Nếu chúng ta tin sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tính Thánh Thể khi thuộc tính ngẫu nhiên vẫn còn (nghĩa là Chúa Kitô hiện diện khi Thánh Thể vẫn còn hình bánh và rượu), chúng ta sẽ làm Thánh Thể thành gì khi không còn hình bánh và rượu thay vì biến thành thịt và máu? Chúa Kitô có còn trong Thánh Thể sau một phép lạ Thánh Thể? Nếu Ngài vẫn còn đó, chúng ta sẽ kết luận phép lạ Thịt và Máu hữu hình vẫn là thịt và máu được thụ thai và hạ sinh bởi Đức Trinh nữ Maria? Nói cách khác, phép lạ Thánh Thể có giống như thánh tích của Chúa Giêsu?

Trong một câu hỏi phức tạp như vậy, chúng ta hãy trở lại với hướng dẫn của vị Tiến sĩ Thiên thần (Angelic Doctor, tức là thánh Thomas Aquinas, linh mục Dòng Đa Minh, tác giả bộ Tổng luận Thần học). Chúng ta nhớ rằng Thánh Thomas Aquinas là “thần học gia vĩ đại nhất và là thi sĩ mãnh liệt nhất của Chúa Kitô về Bí tích Thánh Thể” – summus theologus simulque Christi Eucharistici fervidus cantor. (Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia – Giáo Hội Sống Nhờ Thánh Thể, số 62)

Thánh Thể Chúa Kitô có là thật khi thịt hoặc một em bé hiện ra trong Bí tích này? (Summa Theologica III, Q. 76, Art. 8 – Tổng luận Thần học của Thánh Thomas Aquinas)

KHÁCH THỂ 1 – Có vẻ như Thánh Thể Chúa Kitô không thực sự ở đó khi thịt hoặc một em bé hiện ra trong bí tích này. Vì thân thể Ngài ngừng ẩn trong bí tích này khi dạng bí tích ngừng hiện hữu (the sacramental species cease to be present). Nhưng khi thịt hoặc một em bé hiện ra, dạng bí tích ngừng hiện hữu. Do đó thân thể Chúa Kitô không thực sự ở đó.

KHÁCH THỂ 2 – Hơn nữa, dù thân thể Chúa Kitô ở đâu, dưới chính dạng đó hoặc dạng bí tích. Nhưng khi có sự hiện ra, rõ ràng là Chúa Kitô không hiện hữu trong chính dạng của Ngài, vì toàn bộ Chúa Kitô được chứa trong bí tích này, và Ngài vẫn là tổng thể dưới dạng mà Ngài lên trời: nhưng điều xuất hiện mầu nhiệm trong bí tích này đôi khi được thấy là một miếng thịt nhỏ, hoặc đôi khi là một em bé. Rõ ràng là Ngài không ở đó dưới dạng bí tích là bánh hoặc rượu. Do đó, có vẻ như thân thể Chúa Kitô không ở đó bằng bất kỳ cách nào.

KHÁCH THỂ 3 – Hơn nữa, thân thể Chúa Kitô bắt đầu ở trong bí tích này bằng việc thánh hiến và biến chuyển (consecration and conversion). Nhưng thịt và máu xuất hiện mầu nhiệm bằng phép lạ không được thánh hiến (not consecrated), cũng không được biến chuyển thành Mình Máu thật của Chúa Kitô. Vì thế, Mình Máu Chúa Kitô không ẩn dưới dạng đó.

Ngược lại, khi xảy ra các phép lạ như vậy, sự sùng kính tương tự dành cho Thánh Thể như trước đó, không được sùng kính nếu Chúa Kitô không thực sự ở đó, với Đấng mà chúng ta tôn thờ hết lòng (Giáo Hội dùng từ “latria,” nghĩa là “sự tôn thờ tối thượng” chỉ dành cho Thiên Chúa). Do đó, khi có phép lạ như vậy, Chúa Kitô ẩn trong bí tích.

Phép lạ như vậy xảy ra theo 2 cách, đôi khi thấy theo dạng thịt và máu, hoặc một em bé. Đôi khi phép lạ xảy ra tùy người mục kích (beholder), mắt họ ảnh hưởng như họ thấy thịt, máu, hoặc em bé, nhưng trong bí tích không hề thay đổi. Và điều này có vẻ xảy ra khi người này nhìn thấy ở dạng thịt và máu hoặc một em bé, còn người khác lại thấy ở dạng bánh; hoặc cũng người đó thấy ở dạng thịt hoặc em bé suốt cả tiếng đồng hồ, sau đó lại thấy ở dạng bánh. Không hề có mánh khóe lừa dối ở đó, như thấy trong ảo thuật, vì dạng như vậy được hình thành một cách siêu phàm trong mắt nhìn để miêu tả sự thật nào đó, nghĩa là, vì mục đích cho thấy thân thể Chúa Kitô thực sự ở trong bí tích Thánh Thể; y như Chúa Kitô hiện ra với các môn đệ trên đường đi Emmaus mà không hề bị lừa dối hoặc ảo giác.

Thánh Augustinô nói: “Khi sự đòi hỏi của chúng ta được ám chỉ tầm quan trọng nào đó thì đó không là điều dối trá, mà là sự thật.” (De Qq. Evang. ii) Và vì thế, theo cách này, không có sự thay đổi nào trong bí tích này, nghĩa là, khi có những phép lạ như vậy, CHÚA GIÊSU KHÔNG NGỪNG Ở TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ.

Nhưng đôi khi một phép lạ như vậy xảy ra không chỉ bằng một sự thay đổi ở những người mục kích, mà bằng sự hiện hữu thực sự theo bề ngoài. Và điều này thực sự xảy ra khi được mọi người mục kích phép lạ như vậy, không chỉ kéo dài suốt một giờ mà kéo dài một thời gian đáng kể; trong trường hợp này là dạng đúng của thân thể Chúa Kitô. Đôi khi không là vấn đề dù toàn bộ thân thể Chúa Kitô có được thấy trọn vẹn ở đó hay không, nhưng phần nhục thể, hoặc không được thấy trong dạng trẻ trung, nhưng ở dạng giống như một em bé, vì nhục thể nằm trong một thân thể vinh quang được nhìn thấy qua con mắt không vinh quang – dù toàn bộ hay một phần, và dưới chính dạng giống nhau hoặc dạng lạ, như sẽ được nói sau đây. (Suppl., Q. 85, AA. 2, 3)

Nhưng điều này có vẻ không khác. Trước tiên, vì thân thể Chúa Kitô ẩn trong dạng đúng có thể chỉ được thấy ở một nơi, được chứa đựng theo một khía cạnh nào đó. Do đó, vì được nhìn thấy theo dạng đúng, và được tôn thờ trên trời, không được thấy theo dạng đúng trong bí tích. Thứ hai, vì một thân thể vinh quang, hiện ra tùy ý (at will), biến mất tùy ý sau khi xuất hiện; như vậy điều này được Lc 24:31 kể lại rằng “mắt các môn đệ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.” Nhưng điều đó xảy ra giống như thịt trong bí tích Thánh Thể, tiếp tục một thời gian dài. Thật vậy, theo nhiều giám mục, “phép lạ Thánh Thể” được giữ trong chén thánh (pyx).

Do đó, người ta vẫn nghĩ rằng, khi các chiều kích vẫn giống như trước, có sự thay đổi mầu nhiệm trong các ngẫu nhiên khác – như hình dạng, màu sắc, và phần còn lại, để nhìn thấy thịt, hoặc máu, hoặc một em bé. Và như đã nói, đây không là lừa dối, vì “để giới thiệu sự thật,” nghĩa là, phép lạ chứng tỏ rằng Mình và Máu Chúa Kitô thực sự ở trong bí tích Thánh Thể. Như vậy, rõ ràng như các chiều kích vẫn còn, là nền tảng của những điều khác, thân thể Chúa Kitô vẫn hiện diện trong Bí tích Thánh Thể.

KHÁCH THỂ HỒI ĐÁP 1 – Khi phép lạ xảy ra, đôi khi dạng bí tích vẫn tiếp tục hoàn toàn; đôi khi chỉ là phần chính, như đã nói ở trên.

KHÁCH THỂ HỒI ĐÁP 2 – Như đã nói ở trên, khi xảy ra phép lạ, dạng đúng của Chúa Kitô không được nhìn thấy, nhưng dạng mầu nhiệm được thấy theo mắt nhìn của người mục kích, hoặc theo chính chiều kích bí tích.

KHÁCH THỂ HỒI ĐÁP 3 – Chiếu kích của bánh rượu được thánh hiến vẫn tiếp tục, trong khi sự thay đổi mầu nhiệm xảy ra ngẫu nhiên, như đã nói ở trên.

KẾT LUẬN

Như vậy, Thánh Tiến sĩ Thiên thần Thomas Aquinas trả lời là “có” và “không” – nghĩa là ngài trả lời tích cực theo câu hỏi thứ nhất, và trả lời tiêu cực theo câu hỏi thứ hai của chúng ta.

Chúa vẫn hiện diện thật sau phép lạ Thánh Thể? Đúng, có 2 vấn đề. Trước tiên, vì số lượng chiều kích tiếp tục tồn tại, “chất liệu” vẫn còn. Hơn nữa, sự thay đổi bề ngoài (bánh biến thành thịt và rượu biến thành máu) là biểu hiện “thực tế thật” (true reality) của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Do đó, trong phép lạ Thánh Thể, sự hiện diện thật của Chúa Kitô vẫn có trong Thánh Thể.

Sau phép lạ Thánh Thể, Chúa Kitô vẫn hiện diện trong Thánh Thể như khi Ngài còn tại thế. Phép lạ Thánh Thể có như thánh tích của Chúa Giêsu? Không, lại có 2 vấn đề. Trước hết, vì vấn đề như vậy nghĩa là Thánh Thể không còn là bí tích. Điều này phân biệt sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể với sự hiện diện của Chúa Kitô trên trời, Ngài hiện diện ở dạng đúng trên trời trong khi Ngài hiện diện ở dạng bí tích trong Thánh Thể.

Hơn nữa, nếu phép lạ Thánh Thể là Mình Máu Chúa Giêsu theo thể lý và ngẫu nhiên, như thế thì phép lạ Thánh Thể sẽ ngừng chứa đựng toàn bộ Chúa Kitô nhưng chỉ là “một phần” của Đấng Cứu Độ – như vậy, chúng ta thấy không “ăn khớp” khi nghĩ về Thánh Thể (ngay cả sau phép lạ Thánh Thể) là thánh tích của Chúa Giêsu; vì thánh tích chỉ là một phần của một vị thánh, nhưng Chúa Kitô vẫn hiện diện thực sự và trọn vẹn trong mỗi phần của Bí tích Thánh Thể.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NewTheologicalMovement.blogspot.com)

GHI CHÚ: [1] Ecclesia de Eucharistia: Tông thư về Thánh Thể do Thánh GH Gioan Phaolô II ban hành ngày 17-04-2003, Tông thư thứ 14 của ngài trên cương vị giáo hoàng. [2] Summa Theologica: Bộ Tổng luận Thần học của Thánh Tiến sĩ Thiên Thần Thomas Aquinas.

[Đăng báo ĐMHCG, số 359, tháng 7-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Mỹ]

 Sùng Kính Mình Máu Thánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment