Đây là chuyện của người ta, không liên quan Kitô hữu chúng ta, nhưng có điều thú vị cần thiết cho chúng ta. Tháng Chay Ramadan của Hồi giáo là thời gian rất quan trọng đối với các tín đồ Hồi giáo. Bạn đã biết gì và bạn cảm thấy thế nào?
Tháng Ramadan (tiếng Ả Rập là رمضان, Ramadān) theo dương lịch, và thay đổi từng năm, không có ngày nhất định.
Trong suốt một
tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định:
không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì
vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ
thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.
Luật của đạo cũng
quy định rõ: Miễn trừ cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5
tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi
làm quốc giáo.
Tại một số quốc
gia theo Hồi giáo còn có quy định này: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và
công nhân lao động nặng thì không phải nhịn ăn.
Khi chấm dứt
tháng chay, Hồi giáo có lễ Eid al-Fitr. Lễ Eid al-Fitr, còn gọi là Bayram
(Bajram), là lễ tôn giáo quan trọng của Hồi giáo vào ngày 1 Shawwal (tháng
thứ 10 theo Hồi lịch). Ngày lễ này đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan – tháng ăn chay của Hồi giáo.
Ramadan (tiếng
Ả Rập được chuyển tự thành Ramaḍān, Ramazan, Ramzan, Ramadhan, hoặc Ramathan)
là tháng thứ chín trong Lịch Hồi Giáo, được các tín đồ Hồi giáo coi là Tháng
Chay để tưởng nhớ việc mặc khải kinh Koran cho tiên tri Môhamét trong tháng
Ramadan thời xưa. Hồi giáo tin như vậy. Việc kỷ niệm hằng năm này được coi là
một trong Ngũ Trụ Hồi Giáo (năm cột trụ của Đạo Hồi). Tháng Chay kéo dài 29–30 ngày,
tùy theo con trăng, điều này có đề cập trong các tích truyện về tiên tri “thánh
tổ” Môhamét của Hồi giáo.
Theo tiếng Ả Rập,
chữ Ramadan có nghĩa là “hơi nóng bức” hoặc “sự khô cháy.” Ăn chay là luật
buộc đối với các tín đồ Hồi giáo đã trưởng thành – trừ những người bị bệnh, đi
du lịch, già nua, mang thai, nuôi con nhỏ, hoặc phụ nữ đang có kinh nguyệt. Người
ta tin rằng các tín đồ Hồi giáo sống ở các vùng có hiện tượng tự nhiên như “mặt
trời đêm” hoặc “đêm địa cực” nên theo thời khóa biểu của Mecca.
Các tín đồ Hồi
giáo ăn chay từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt lặn, họ không chỉ nhịn ăn mà còn
nhịn uống và nhịn hút thuốc. Họ được dạy phải tránh mọi hành vi tội lỗi kẻo
không được phần thưởng của việc ăn chay: không ẩu đả, cãi nhau, nói dối, nói
tục tĩu, nói hành, nguyền rủa,... Trong tháng Ramadan, họ chủ yếu tập trung cầu
nguyện và đọc kinh Koran (Kinh Thánh của Hồi giáo, cũng có chương và câu như
Kinh Thánh của Kitô giáo).
Kinh Koran cho biết:
“Tháng Ramadan là tháng mặc khải Kinh
Thánh, sự hướng dẫn dành cho nhân loại về các tiêu chuẩn sống (đúng hoặc sai). Thánh
Allah muốn người ta thoải mái, không muốn người ta đau khổ, người ta phải hoàn
tất thời kỳ ăn chay và nên ca tụng Thánh Allah đã hướng dẫn.” (Koran 2:185)
Đêm mà tiên tri Môhamét
được mặc khải kinh Koran và được gọi là “Đêm Quyền Năng,” một trong năm đêm của
mười ngày cuối trong tháng Ramadan. Sách Ibrahim, Torah (Ngũ Thư – năm cuốn đầu
tiên trong Cựu Ước), Thánh Vịnh, Phúc Âm và Kinh Koran được mặc khải lần lượt vào
các ngày 1, 6, 12, 13 và 24 của tháng Ramadan.
Theo kinh Koran, ăn
chay là điều bắt buộc và là cách tỏ lòng kính sợ Thiên Chúa. (Koran 2:183) Thiên Chúa nói với Môhamét rằng ăn chay không là cách đổi mới trong độc thần
giáo (thờ một thần), nhưng là việc bắt buộc để sùng kính tính duy nhất của
Thiên Chúa. Những người ngoại giáo ở Mecca cũng ăn chay, nhưng họ chỉ ăn chay
vào ngày thứ mười để chuộc tội và hy vọng tránh được hạn hán. Tháng Chay
Ramadan kết thúc vào ngày lễ Eid al-Fitr.
Tại một số nước
Hồi giáo, không ăn chay hoặc công khai phỉ báng trong tháng Ramadan là phạm
trọng tội và sẽ bị kết tội. Chẳng hạn, tại Algeria, hồi tháng 10-2008, tòa án Biskra
đã kết án 6 người án tù 4 năm và phạt nhiều tiền.
Tại Kuwait, theo
luật số 44 năm 1968, hình phạt là không hơn 100 dinar, hoặc chịu tù khoảng một
tháng, đối với những người bị phát hiện ăn uống hoặc hút thuốc trong thời gian
ăn chay của tháng Ramadan. Tại Ai Cập, người ta cấm bán rượu trong tháng Ramadan.
Tại Kermanshah và Iran, một người ngoài Hồi giáo bị kết án vì bị phát hiện hút
thuốc lá, và năm người Hồi giáo bị đánh đòn 70 roi vì tội ăn vặt trong thời
gian ăn chay của tháng Ramadan.
Nghiên cứu năm
2012 cho thấy rằng tỷ lệ phạm tội giảm đáng kể ở Iran trong tháng Ramadan. Nghiên
cứu năm 2005 cho thấy có giảm về các vụ tấn công, trộm cướp và các tội phạm
liên quan rượu trong tháng Ramadan ở Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, tỷ lệ phạm tội lại
tăng trong tháng Ramadan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jakarta, một số nơi ở Algeria, Yemen và
Ai Cập.
Nói gần nói xa
chẳng qua nói thật, luật chay của Công giáo còn nhẹ lắm, thế mà chúng ta vẫn
cảm thấy khó giữ. So với Hồi giáo, chúng ta cảm thấy thật “mắc cỡ” quá chừng!
Chúa Giêsu căn dặn về việc bố thí: “Khi
làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng
được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có
khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và
ngoài phố xá, cốt để người ta khen.
Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm,
để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6:1-4) Chúa Giêsu nói rất rõ, không úp mở,
không bóng gió.
Chúa Giêsu căn dặn về việc bố thí: “Còn
khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ
như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng
ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn
chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là
anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh,
Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6:16-18) Như vậy,
ăn chay là niềm vui và tự nguyện, chứ không ủ rũ và miễn cưỡng. Tất nhiên,
Thiên Chúa sẽ “bù lỗ” cho chúng ta, và chúng ta sẽ được hơn những gì mình mong
đợi!
TRẦM THIÊN THU
✽ Thập Giá & Sự Chết – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/02/thap-gia-va-su-chet.html
✽ Thập Giá & Công Lý – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/04/thap-gia-va-cong-ly.html
✽ Thập Giá & Tự Do – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/09/thap-gia-va-tu-do-ich-thuc.html
✽ Bài Học Từ Thập Giá – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/03/bai-hoc-tu-thap-gia.html
✽ Suy Niệm về Thập Giá – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/05/suy-niem-ve-thap-gia.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment