Chúa Giêsu
là Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài ban quyền làm phép lạ cho ai, và ban vào
lúc nào là quyền của Ngài. Chúa Giêsu ban quyền làm phép lạ cho Mẹ Maria,
cho các Thánh Tông đồ, và nhiều vị Thánh Công giáo: trừ quỷ, chữa bịnh,
chữa người què... và gần đây là Lm. Trương Bửu Diệp, mà nhiều người đã
nghe đến danh của ngài.
Cuối
năm 1975, tôi đến một tiệm căt tóc và tại đây tôi thấy trên bià một tờ
báo Phật giáo in hình “ngọn lửa Hòa thượng Thích Quảng Đức”, bên dưới
ghi: “Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
đã đốt đến 4000 độ mà không cháy”. Và gần đây qua rađiô, tôi lại nge
phật tử khoe về quả tim của Thích Quảng Đức đốt không cháy. Điều đó
có thật không?
Thiên
Chúa Toàn Năng không làm phép lạ để ủng hộ sự sai lầm. Quỷ Satan, tôi
nghĩ nó có thể làm cho quả tim đốt không cháy, nhưng nó không được phép;
nếu Satan muốn làm gì thì làm, thì nó đã bóp cổ và kéo chúng ta vào
hỏa ngục từ lâu rồi. Vậy phép lạ “quả tim đốt 4.000 độ không cháy”, đã
phổ biến qua báo chí Phật giáo trước 1975 ở VN, và qua rađiô ở hải ngoại
gần đây là do tu sĩ Phật giáo làm; lập luận này không phải là vô căn
cứ, bởi:
a- Thích
Quảng Đức và Tất Đạt Đa là phàm nhân; phàm nhân có thể làm phép lạ
sao? Ai ban quyền năng để họ làm phép lạ?
b- Phật
dạy: “Người học Phật không nên lệ thuộc nơi
kinh sách nào, nơi giáo lý nào, vì sự giải thoat phải do nơi mình, chứ không do
ơn huệ của ai ban cho mình được cả”.
Thế nhưng
các cao tăng đã dạy tín đồ dâng cúng lễ vật, tiền của...để các ngài
tụng kinh cho gia đình êm ấm, cho quốc thái dân an, cho vong linh người đã
khuất siêu thoát. Các cao tăng cầu với ai? Cầu với Phật thì vô ich, vì
Phật đã xác nhận, không thể ban ơn, không thể giải thoát ai.
c- Phật
dạy: “Chân không diệu hữu”, nghiã là “không có gì thật sự hiện hữu”, mà
mọi sự chỉ là không: không niết bàn, không tội lỗi, không luân hồi,... và
kể cả Phật cũng không. Qua đó cho chúng ta thấy Phật đã nói lời tự phản,
tự mâu thuẫn, tự chống lại chính ngài. Và theo lời dạy của Phật thì
ảo tưởng, hư không, vô nghiã là phần thưởng cho những người theo Phật;
nhưng các cao tăng giấu “triêt lý cao siêu” đó với các tín đồ; hành động
như thế, các cao tăng có khác gì bọn lãnh đạo đảng Cộng sản đã biết
“bánh vẽ” là phần thưởng cho những kẻ ngu ngơ theo Cộng sản nhưng chúng
cũng không nói ra?!
d- Tôi
thách Phật giáo mang quả tim của Thich Quảng Đức ra đốt trước các nhà
khoa học, bác sĩ, nhà báo... Phật giáo có làm được không?
e- Tu
sĩ Phật giáo đã làm phép lạ bằng rađiô, bằng báo chí,... là coi sự
tuyên truyền dối trá để thu hút tín đồ nhẹ dạ, hơn là đặt nền tảng
vào chân lý, vào sự cứu rỗi.
f- Chối
bỏ Đấng Tạo Hóa là Tất Đạt Đa đã sai lầm. Những ai đi theo Tất Đạt Đa,
là đi theo một người đã lạc lối, thì làm sao có tư tưởng và hành động
đúng được?
Cựu Đại
đức Huệ Nhật đã thất vọng về Phật giáo, viết như sau: “Nếu quả thật trái tim của ngài Quảng Ðức đốt
không cháy trong nhiệt độ cao như vậy thì giáo lý đạo Phật không thể đứng vững.
Ðạo Phật đề cao khoa học, đề cao lý-nhân-duyên và không chấp nhận thần quyền mầu
nhiệm siêu nhiên, thế mà có một trái tim bằng thịt đã thiêu 4.000 độ vẫn không cháy
(?). Mầu nhiệm nầy là do Hoà Thượng Quảng Ðức tự phát chăng? Tại sao những người
tu hành mà nghĩ ra những phương pháp đấu tranh chính trị quá sức ngoạn mục, cao
siêu đến thế? Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam chưa hề có một tu sỹ chân chính nào
dám làm, trừ cộng sản vô thần đã ngồi vào ghế lãnh đạo của Phật Giáo trong thời
kỳ mạt pháp đau thương nhất! Thần thánh nào mà con người chế tạo ra được thì họ
buôn bán được hết!”.
Sau khi
các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam thấy các cuộc tuyệt thực và tự thiêu trở thành
nhàm chán và vì thế không tạo nổi tiếng vang nữa, họ bèn nghĩ ra một chiêu thức
mới thật táo bạo: nhân danh yêu chuộng hòa
bình để khiêng Phật ra đường nằm vạ. Khi đó, người ta ước mong giao thông
công cộng được tôn trọng, hay là thèm thuồng xe cộ đụng vào các hình tượng ấy để
lấy cớ tri hô đàn áp tôn giáo? Ðó không phải là hành động đưa Phật Giáo vào mạt
vận hay sao? Bây giờ phật tử chân chính nào dám nhìn lại kết quả của tôn giáo mình
làm ra trong giai đoạn nội chiến vừa qua giữa lòng dân tộc?
Khi sự
biểu tình của con người đã trở nên nhàm chán, người ta khiêng Phật đi biểu tình.
Mỗi khi Phật đã đi biểu tình thì phật tử nào mà không dám bày tỏ thái độ đấu tranh?
Ngoài đường tượng Phật càng té ngã, càng đổ bể tan hoang từng mảnh vụn, càng dễ
gây sự bất mãn chính trị trong quần chúng đối với chính quyền miền Nam càng làm
thỏa mãn thâm ý của các nhà chính trị đầy thủ đoạn. Tại sao họ dám sử dụng hình
tượng thiêng liêng nhất của họ để làm dụng cụ đắp mô theo kiểu Việt Cộng đã quen
làm? Việt Cộng chỉ dùng cây, gạch, đá để đắp mô dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ; còn
Phật Giáo Việt Nam dùng tượng Phật đắp mô ngay trong thành phố cổ kính nguy nga
tiêu biểu nhất của Phật Giáo Việt Nam! Phải
chăng đây cũng là một hành động khủng bố cảm tử tượng đúc để quấy rối tinh thần
những người yêu chuộng hòa bình? Chúng ta hãy tưởng tượng một đàn con quá khích
luôn luôn kêu gào đấu tranh đòi tự do báo hiếu cha mẹ bằng cách trói cha mẹ mình
đem ra phơi nắng giữa ngã tư đường, để hễ ai đụng tới cha mẹ họ là bị kết tội ngăn
cản lòng báo hiếu của họ.
Việc Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã dùng tượng Phật để đắp mô biểu tình trong thành
phố Huế vào mùa hè 1966 đã làm cho Hồ Chí Minh và đảng cộng cản Bắc Việt sung sướng
bao nhiêu lần hơn binh lính của họ đắp mô dọc Quốc Lộ Một. Với tình hình như thế,
tôi nghĩ rằng lúc đó Cộng Sản Bắc Việt đã biết mình nắm phần thắng trong tay rồi.
Sau nầy một trung ương đảng viên đã cho tôi biết rằng Hồ Chí Minh căn cứ vào tình
hình mùa hè 1966 để vi phạm lệnh hưu chiến trong tết Mậu Thân và do đó thành phố
Huế đã trở nên mồ chôn của trên 5.000 nạn nhân của Việt Cộng. Hàng triệu phật tử
đã vì tin các thầy mà không suy nghĩ chính chắn, vô tình đưa Phật Giáo vào tay Cộng
Sản. Trong thời đại Ngô Ðình Diệm thì Phật Giáo yếu thế thật, nhưng Phật Giáo còn
kỹ cương, còn nề nếp sơn môn sắc tứ, và tín đồ phật tử cũng có trật tự, truyền thống,
theo từng tông phái khác nhau. Khi Phật Giáo Việt Nam thắng Ngô Ðình Diệm để biến
thành một lực lượng khuynh đảo quốc gia, thì sự mạt vận đến với đất nước, với dân
tộc, và với chính Phật Giáo một cách nhanh chóng. Người chịu thiệt thòi nhất là
các phật tử chân chính và người tha thiết tu hành. Tôi đã đặt lòng tin vào Phật
Giáo mà suýt bỏ mạng sống của mình, đến mấy chục năm sau mới hiểu được vấn đề! Nếu
tôi đã chết, chẳng có gì ích lợi cho Phật Giáo và cho dân tộc cả. Bởi thế hôm nay
tôi không sợ hãi khi nói lên một vài sự thật mếch lòng. Chúng ta nên bình tâm để
cùng nhau học bài học lịch sử khi đang còn cơ hội. Nếu không, con cháu sẽ oán trách
chúng ta”.
Nêu lên
sự kiện trên đây, vì “phật tử” là anh
chị em của tôi có cùng một CHA ở trên trời, và họ cũng là những
hoàng tử và công chúa của Triều Đình Thiên Quốc, đang lạc nẻo Quê Nhà.
Tôi không muốn anh chị em của tôi vì không được biết sự thật mà lạc lối.
Tôi muốn mọi người được về thiên đàng, sau cuộc đời thử thách ngắn ngủi
ở trần gian.
Tôi tin
rằng, gét người là get chính mình. Làm hại người là làm hại chính mình.
Làm điều tốt lành cho người là làm điều tốt lành cho chính mình. Tha
thứ cho người là chính mình được tha thứ... Dựa vào Thánh Kinh mà tôi
được biết và tin như thế.
Để chấm
dứt bài này, tôi mượn ý tưởng của hai nhà thông thái:
+
“Người vĩ đại không phải là người đã chế tạo được nhiều điều hữu ich;
cũng không phải là người chưa bao giờ sai lầm; nhưng là người mỗi lần
sai lầm thì bíết ăn năn thống hối, đứng lên và trở về với Thiên Chúa.”
+ “Thánh
nhân nào cũng có quá khứ; tội nhân nào cũng có tương lai.”
Chúng
ta đều là tội nhân cần phải trở về với Thiên Chúa, ngay lúc này khi còn
ở trần gian; bởi khi đã ra đi và vào hỏa ngục thì không còn cơ hội.
NGUYỄN HY VỌNG (CongGiaoDanThan.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment