Thích thực phẩm là điều bình thường. Não của chúng ta được “nối kết” với việc thích ăn uống – nhất là chất ngọt, chất béo và muối. Não của chúng ta cần các “gói năng lượng” để hoạt động hoặc dự trữ để dùng khi cần. Điều này không có nghĩa là bạn nghiện thực phẩm, nhưng nên biết về thực tế của chứng nghiện ăn vặt. Tại sao ăn quá nhiều?
1. HORMONE và HÓA CHẤT
Hormone và hóa
chất thần kinh giữ vai trò quan trọng. Ghrelin, insulin và
leptin là các hormone “quản lý” sự ngon miệng. Dopamine, serotonin và endorphin
là các hóa chất thần kinh làm cho cảm thấy thực phẩm ngon.
Ghrelin và insulin là “hormone đói.” Nó làm cho chúng ta
thèm ăn bằng cách làm cồn cào bao tử, cảm thấy đói, và thúc giục chúng ta tìm
đồ ăn. Leptin được sản sinh sau khi ăn, khiến chúng ta cảm thấy no sau một bữa
ngon. Chúng ta có thể ăn nhiều quá nếu thiếu loại hormone này.
Đây là ba hóa chất thần kinh khiến chúng ta thèm ăn:
Dopamine, serotonin và endorphin. Dopamine khiến chúng ta thèm ăn một loại thực
phẩm nào đó. Endorphins có thể làm mất cảm giác đau nhức, và khiến người ta cảm
thấy ít lo lắng sau khi ăn kem, bơ hoặc sôcôla. Serotonin khiến chúng ta buồn
ngủ sau khi ăn uống thỏa mãn. Chúng ta có thể nghiện ăn nếu các thực phẩm nào
đó khiến chúng ta thỏa mãn, khoái khẩu.
2. THỰC PHẨM GÂY
NGHIỆN
Cuộc nghiên cứu mới đây (PLOS One, 2015) cho thấy rằng có
các thực phẩm gây nghiện nhiều nhất: sôcôla, kem, khoai Tây chiên, bánh pizza, bánh
quy, bánh ngọt, bắp nổ có bơ, bánh nướng và bột ngũ cốc. Bạn có bao giờ “mê”
một loại thực phẩm nào đó, mê như điếu đổ, mê đến nỗi không thèm món nào khác? Thậm
chí biết nó không tốt cho sức khỏe mà vẫn “chơi tới bến.” Như vậy, bạn
không “ăn để sống” mà chỉ muốn “sống để ăn” thôi, ăn cho sướng cái miệng í mà.
3. BẠN CÓ NGHIỆN ĂN
VẶT?
Bạn có bao giờ muốn ngưng ăn mà không thể vì thèm quá
chừng? Bạn có lén lút ăn những thứ khác? Bạn có ăn đồ hầu như hư rồi? Bạn
có lấy đồ ăn của người khác để ăn? Bạn có giấu đồ ăn để ăn riêng? Nếu bạn trả lời
“có” với mấy câu hỏi này thì bạn là “con nghiện” rồi đấy!
4. BA GIAI ĐOẠN GÂY NGHIỆN
Cũng như các chứng nghiện khác, nghiện thực phẩm cũng có
dạng phát triển và mãn tính. Phải loại bỏ nó trước khi quá muộn! Giai đoạn đầu: Người
nghiện thực phẩm nên biết rằng họ có sự nối kết với thực phẩm nên luôn “có tâm
hồn ăn uống.” Giai đoạn giữa: Người nghiện thực phẩm nên biết rằng họ có vấn đề
về thực phẩm và phải cố gắng kiềm chế bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập yoga, và
áp dụng liệu pháp. Có thể cần chuyên gia giúp đỡ. Giai đoạn cuối: Người nghiện
thực phẩm nên biết rằng lúc này họ không thể kiểm soát việc ăn uống. Thông
thường, họ bị tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm và béo phì. Nếu bệnh tiếp tục
phát triển, họ sẽ chết vì bệnh này.
5. LÀM SAO CHỮA TRỊ?
Cách chữa trị đơn giản, nhưng không dễ: Tránh các
thực phẩm làm thèm ăn. Nghĩa là đừng ăn sôcôla, bánh ngọt, ngũ cốc,... Nói
chung là đồ ngọt, kể cả nước ngọt. Cũng như nghiện ma túy, nghiện ăn vặt
cũng khó kiêng cữ và khó chừa lắm. Các thực phẩm giúp cai nghiện: Rau, trái
cây, cá, thịt gà, trứng,... Các loại thực phẩm này là thực phẩm “thật,” không
gây nghiện.
Nhiều phụ nữ sợ mập, ăn kiêng đủ thứ, thậm chí còn nhịn
đói, thế nhưng lại ăn vặt đủ thứ. Họ tự mâu thuẫn với chính mình. Vì thế, cân
không thấy giảm mà lại cứ tăng!
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Are
You a Food Junkie)
[Đăng trên “Tạp chí Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc” tháng 8-2015]
✽ Triệu Chứng Alzheimer – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/10/trieu-chung-benh-alzheimer.html
✽ Alzheimer Tâm Linh – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/02/trieu-chung-alzheimer-tam-linh.html
✽ Thánh Thiện Trong Mọi Động Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment