1. Cùng
gặp tình huống như nhau nhưng có sự khác nhau, cả đời thường và tâm linh.
Người giàu
có của ăn của để nên vẫn vô tư: “Chuyện
nhỏ. Thương trường là chiến trường mà. Đời là thế!”. Và họ cũng không cần cầu
nguyện với Chúa.
Người nghèo
thiếu trước hụt sau, ăn bữa nay lo bữa mai, lo lắng đêm ngày: “Lạy Chúa, xin thương xót và cứu thoát con”.
2. Con
Lợn sinh ở miền Bắc, con Heo sinh ở miền Nam. Cả hai đều bị các nhà lãnh đạo kỳ
thị nặng lắm, vì lúc nhâm nhi thì quan lớn chỉ khoái món cháo gà, cháo vịt, còn
cháo heo, cháo lợn nghe có vẻ đồ ăn cho bọn dơ bẩn ở trong chuồng!
Miền Bắc
không thấy heo nhưng lại thích “nói toạc móng heo”, miền Nam không thấy lợn lại
ưa dùng “bánh da lợn”. Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa,
lợn choai, lợn tháu, lợn ỷ. Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo bông, heo lang,
heo cỏ, heo bò, heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo nưa, heo lứa, heo mọi.
Con Lợn ăn
Ngô, con Heo ăn Bắp. Da Lợn làm bánh da Lợn, da Heo khô dùng nấu lẩu. Con Lợn
đóng phim thiếu nhi “Hiệp sĩ lợn”, con Heo đóng phim người lớn “Phim con Heo”.
Phim con lợn chỉ cách chăn nuôi sinh sản cho nhi đồng, phim con heo cũng cho thấy
cảnh sinh sản nhưng lại cấm nhi đồng! Miền Bắc trách cô kia “béo như lợn”, miền
Nam quở chị nọ “mập như heo”. Miền Bắc xỏ đàn ông háo sắc là “lợn nọc”, miền
Nam bảo đàn bà lang chạ là “heo nái”.
3. Mạo
từ trong Việt ngữ có thể làm người ta “đâu cái điền” (điên cái đầu), chẳng cứ
gì đối với người nước ngoài, ngay cả người Việt cũng “rối trí” lắm.
Người Việt
nói: cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón,... chứ không thể nói: cái chó, cái
mèo, mà phải nói là con chó, con mèo, con người,... Ðồ vật là “cái”, động vật
là “con”, thế nhưng lại có “con trai”, “con gái”, “con đĩ”.
Ngày nay,
nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng “con
Ðờ-rim”, rồi tiếp là con “su” (Suzuki), con “a còng” (@), “con tô” (Toyota),
“con Mẹc” (Mercedes),... Ối giời ơi là giời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment